Tại Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất, tỉnh Bạc Liêu tổ chức khánh thành Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu có vốn đầu tư 70 tỷ đồng. Nơi đây vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Ở vị trí trung tâm có vườn tượng nhạc cụ dân tộc được chạm khắc bằng đá xanh.
Ngoài 4 nhạc cụ được xem là tứ tuyệt trong Đờn ca tài tử là đàn kìm...
đàn bầu...
đàn tranh và đàn cò (cạnh bên phải).
Trong khu vườn nhạc cụ này còn có đàn gáo...
đàn vĩ cầm...
đàn tỳ bà...
Song lang và nhiều nhạc cụ khác như sáo, đàn sến, đàn hạ uy cầm...
Tảng đá to ở giữa vườn nhạc cụ là bằng vinh danh của UNESCO, công nhận nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tượng cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu với chiếc đàn kìm ngồi tựa lưng vào đài nguyệt cầm - nơi vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Từ chiếc đàn kìm mà cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang bất hủ. Xung quanh vách tường phía dưới đài nguyệt cầm ghi tên 20 bản tổ của Đờn ca tài tử theo lối chữ thư pháp. Thiết kế cầu thang lên đài nguyệt cầm có 32 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho sự phát triển của bản Dạ cổ hoài lang từ nhịp 2 lên bản vọng cổ nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32.
Không gian đờn ca tài tử được tái hiện trong khu di tích. Nơi đây được ví như một bảo tàng về Đờn ca tài tử Nam Bộ, về cải lương, vọng cổ và về nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Tỉnh Bạc Liêu tôn tạo khu di tích này nhằm để ghi nhớ công ơn của những bậc tiền nhân đã dày công làm cho đất Nam Bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng thêm nhân văn và chan chứa tình người, tình đất phương Nam.
Theo ÁI NAM (Ngôi Sao)