Trao quà cho ngư dân tại thị trấn Tiệm Tôm trong Chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024. Ảnh: Trà Dũng
Đối với các chi bộ, đảng ủy các ban, ngành, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội huyện, “Hai chân”, gồm: Thi đua xây dựng tổ chức, bộ máy trong sạch, vững mạnh (xây dựng chi bộ, đảng bộ, đoàn thể cơ quan, đơn vị; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả). Thi đua thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao (căn cứ các nội dung phát động cao điểm thi đua, bám sát chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, xây dựng kế hoạch thực hiện với những giải pháp cụ thể, có tính đột phá để đạt kết quả cao nhất). “Ba mũi”, gồm: Thi đua xây dựng tổ chức đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thi đua thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đối với đảng ủy các xã, thị trấn, “Hai chân”, gồm: Thi đua xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thi đua phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. “Ba mũi”, gồm: Thi đua xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thi đua phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Thi đua thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tập trung thi đua thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, gồm: cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; huy động nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực.
Để thi đua đạt hiệu quả, các ngành, các cấp trong huyện phải có kế hoạch xây dựng “điển hình” theo phương thức xây dựng “điển hình”, học tập “điển hình”, bắt kịp “điển hình” và vượt qua ”điển hình”. Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện các nhân tố tích cực, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong phong trào thi đua để bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình. Đồng thời, có biện pháp cụ thể khuyến khích, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực đăng ký trở thành điển hình. Khuyến khích tổ chức hoạt động các mô hình “Câu lạc bộ điển hình tiên tiến”. Qua đó, tập hợp, vận động, bồi dưỡng nguồn báo cáo viên, tuyên truyền viên từ các điển hình tiên tiến, làm nòng cốt trong các buổi giao lưu, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm trở thành “điển hình” đối với các tập thể, cá nhân cùng chuyên môn, lĩnh vực, ngành nghề...
Việc xét, công nhận và nhân rộng “điển hình” thực hiện theo 5 bước sau: Bước 1, xây dựng “điển hình”: Sau khi phát động cao điểm thi đua “Đồng khởi mới”, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các tập thể, cá nhân đăng ký nội dung thi đua. Bộ phận phụ trách thi đua khen thưởng cơ quan, đơn vị, địa phương tổng hợp, theo dõi việc triển khai thực hiện. Hàng tháng, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành đánh giá kết quả thực hiện; bình chọn và biểu dương, khen thưởng “điển hình” tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Bước 2, tuyên truyền, nhân rộng “điển hình” đã được biểu dương. Bước 3, tổ chức học tập các “điển hình”. Bước 4, tổ chức bình xét, để đánh giá việc học và làm theo, bắt kịp và vượt qua “điển hình”. Bước 5, quyết định công nhận kết quả bắt kịp và vượt qua “điển hình”.
Theo TR.QUỐC - K.BÌNH (Báo Đồng Khởi)