Từ Mũi Cà Mau hướng về biển Tây với hơn 100 km bờ biển, chạy dài từ Ðất Mũi đến Tiểu Dừa - U Minh, vùng ven đê biển có rất nhiều cửa biển, cửa sông... lớn nhỏ thông ra đại dương, như: cửa biển Cái Ðôi Vàm, Khánh Hội, Mỹ Bình, Ông Ðốc; các cửa cống: Kênh Tư, Kênh 5, Kênh Hòn, Sào Lưới, T29, Ba Tỉnh, Khánh Tiến, Tiểu Dừa..., có hàng ngàn phương tiện đánh bắt thuỷ sản ra vào bến, mang theo những sản vật trù phú của biển.
Nhìn từ trên cao, các cửa biển, cửa sông, cửa cống như một âu thuyền cho ghe tàu trú ẩn an toàn sau những chuyến khai thác.
Cửa sông Ông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, sầm uất nhất vùng biển Tây Cà Mau, mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt ghe tàu ra vào.
Cửa cống kênh Sào Lưới nằm giáp ranh giữa xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, ăn sâu vào đất liền hàng trăm mét, thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu.
Cửa cống T29, xã Khánh Lâm, huyện U Minh.
Cửa cống Ba Tỉnh, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời như một âu thuyền rất an toàn cho tàu thuyền trú bão.
Nhìn từ trên cao, khu vực cửa cống Kênh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, nơi đất liền tiếp biển, với cánh đồng lúa phì nhiêu, rất trù phú. Nhìn ra khơi là cụm hòn Ðá Bạc như tấm bình phong án ngữ cửa biển, giữ cho người dân Kênh Hòn tránh những cơn sóng to, gió lớn.
Theo HUỲNH LÂM (Báo Cà Mau)