Tháp cổ ngàn năm tuổi ở xứ "Công tử Bạc Liêu"

05/03/2021 - 15:42

Tháp Vĩnh Hưng là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, di sản độc đáo thuộc văn hóa Óc Eo ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

A A

Di tích Tháp Vĩnh Hưng có diện tích khoảng 5ha, là một di tích cư trú có niên đại khởi điểm từ khoảng thế kỷ IV sau công nguyên, thuộc phạm trù văn hóa Óc Eo.

Tháp Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu), cách TP Bạc Liêu về phía Tây Bắc khoảng 20km theo đường chim bay.

Năm 1911, được ông Lunet de Lajonquiere phát hiện dưới tên gọi tháp Trà Long. Đến năm 1917, Henri Parmentier đến khảo sát và công bố trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, với tên gọi mới là Tháp Lục Hiền.

Mặt sau tháp.

Mặt trước tháp.

Tháng 5-1990, các nhà khảo cổ thuộc Viện khoa học xã hội TPHCM đã đến phối hợp cơ quan chuyên môn ở địa phương khảo sát, đào hố thám sát và phát hiện một số hiện vật như đầu tượng thần, minh văn, bàn nghiền, Linga - Yoni… Niên đại di tích tháp được xác định từ thế kỷ VII - VIII sau Công nguyên, thuộc giai đoạn phát triển cuối của nền văn hóa Óc Eo.

Năm 1992, Tháp Vĩnh Hưng được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Di sản này đã và đang được bảo tồn phục vụ nhu cầu của du khách đến tham quan du lịch và tìm hiểu thêm về văn hóa Óc Eo.

Theo HUỲNH HẢI (Dân Trí)