Suốt 10 tháng qua, căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm Covid-19 luôn thường trực nhưng bác sĩ (BS) trẻ Võ Quốc Trọng (SN 1992, huyện Bến Lức) hiện công tác tại Bệnh viện Phổi Long An vẫn thầm lặng gánh trên vai sứ mệnh cao cả - chữa bệnh cứu người.
Sáng ngày 24-2, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Họp mặt trực tuyến kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 - 27-2-2022). Các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy; Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh dự tại điểm cầu tỉnh. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhân viên các đơn vị y tế cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố. Cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhân viên ngành y tế cấp huyện dự tại các điểm cầu của 11 huyện, thị xã, thành phố
Sau hơn 1 tuần trẻ mầm non, học sinh (HS) tiểu học trở lại trường học trực tiếp, hoạt động dạy và học tại các trường diễn ra ổn định. Một số trường ghi nhận ca F0 nên phụ huynh có chút lo lắng. Tuy nhiên, nhà trường, gia đình bình tĩnh xử lý tốt các tình huống; đồng thời, siết chặt công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ca F0 trong trường học, bảo đảm an toàn cho trẻ, HS khi học trực tiếp tại trường và củng cố niềm tin với phụ huynh.
Sáng ngày 24-2, tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Sóc Trăng tổ chức cuộc họp thẩm tra các văn bản trình tại kỳ họp thứ 5 (kỳ họp chuyên đề). Dự buổi họp có các đồng chí: Lê Văn Hiểu - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lâm Hoàng Nghiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ban ngành liên quan.
Thời gian qua, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Đảng ủy, UBND xã Thường Phước 1 (huyện Hồng Ngự) đã phối hợp chặt chẽ, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của “Ngày hội Biên phòng toàn dân” (viết tắt là Ngày hội) gắn với Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới” (viết tắt là Chỉ thị số 01). Qua đó, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia.
Từ sau Tết, khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, các bệnh viện (BV) ở TP Cần Thơ tiếp nhận lượng lớn bệnh nhân từ các tỉnh trong vùng đến khám chữa bệnh. Các BV nỗ lực nâng cao chất lượng điều trị và dịch vụ, góp phần khẳng định uy tín, thương hiệu trung tâm y tế vùng ÐBSCL.
Nhằm ngăn ngừa và giảm nhẹ ảnh hưởng từ các di chứng hậu COVID-19 đến thể chất, tinh thần người nhiễm bệnh COVID-19, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch chăm sóc giảm nhẹ hậu COVID-19 và triển khai đến các đơn vị bệnh viện, trung tâm y tế có giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19 để sớm triển khai hoạt động này.
“Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 gắn với quản lý chất lượng công trình để kích thích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh, thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội khác”, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết về nguyên tắc hành động nhằm tăng cường các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 trên địa bàn.
Phát triển Bến Tre về hướng Đông là một trong những nội dung trọng tâm của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nghị quyết Đại hội xác định quan điểm “Tập trung nguồn lực phát triển toàn diện kinh tế biển, mở rộng không gian phát triển Bến Tre về hướng Đông, tạo đột phá, gắn với chiến lược phát triển quốc gia và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thích ứng tốt với biến đổi khí hậu”. Đoàn chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông vừa đến làm việc tại tỉnh và dành tâm huyết để nghiên cứu, chia sẻ, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng. Báo Đồng Khởi xin tiếp tục trích dẫn ý kiến của đoàn chuyên gia tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh.
Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 (RM2), nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1730 ngày 29-9-2021. Dự án có tổng mức đầu tư trên 5.175 tỷ đồng. Trong đó, giải phóng mặt bằng (GPMB) trên 1.279 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 3.030 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác trên 303 tỷ đồng; chi phí dự phòng 561,83 tỷ đồng.
Nhiều năm qua, Chính phủ đã và đang dồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cho các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Một số dự án giao thông trọng điểm như: cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ, luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2),... từng bước được đưa vào khai thác sẽ "dệt" thành mạng lưới giao thông kết nối toàn vùng một cách đồng bộ, thông suốt và hiệu quả.
Trong năm 2022, thành phố Cần Thơ phấn đấu nằm trong nhóm dẫn đầu về chuyển đổi số, đặt nền móng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số.