Từ tại huyện Cai Lậy đầu tiên, đến nay bệnh này đã lây lan ra các huyện Cái Bè, Thị xã Cai Lậy, Châu Thành. Điều đáng quan tâm là nhiều hộ nuôi giấu bệnh và giữ lợn bệnh để tự chăm sóc. Ở một số địa phương, khi lợn bệnh chết, người nuôi còn vứt xác lợn xuống kênh rạch gây ô nhiễm môi trường và làm lây lan mầm bệnh.
Cán bộ thú y kiểm tra sức khỏe đàn lợn.
Để phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng, chính quyền và ngành thú y tỉnh Tiền Giang đang tập trung tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi tiêu độc, sát trùng vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn. Đối với đàn lợn nhiễm bệnh lở mồm long móng phải tổ chức tiêu hủy.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết, số lợn bệnh lở mồm long móng đã tiêu hủy trên 1.000 con.
Một trại lợn ở xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang vừa "vượt qua" dịch lở mồm long móng
Công tác phòng chống dịch bệnh này hiện đang được tăng cường: “Lợn bệnh thì giao cho chính quyền xã giám sát dịch bệnh, khi có dịch bệnh xảy ra thì hướng dẫn người dân tiêu hủy. Nếu có vứt xác thì trách nhiệm của chính quyền địa phương vớt và đem chôn, tiêu hủy theo đúng quy trình, không để mầm bệnh lây lan.
Theo NHẬT TRƯỜNG (VOV)