Khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn, mặn tại tỉnh Sóc Trăng
Cụ thể, tại vùng cửa sông Cửu Long, XNM tăng dần theo kỳ triều cường với ranh mặn 4g/l (tương đương tháng 2-2021 và đầu tháng 3-2021) xâm nhập sâu ở mức từ 45-55km; riêng khu vực sông Vàm Cỏ, mặn xâm nhập có khả năng ở mức 95-100km từ nay đến 31-3, sâu hơn đợt mặn xâm nhập vào tháng 2-2021 từ 23-25km; khu vực sông Cái Lớn, mặn xâm nhập ở mức 55-60km, sâu hơn tháng 2-2021 từ 6-11km. Sang đầu và giữa tháng 4-2021, ở vùng cửa sông Cửu Long, XNM bắt đầu giảm dần, phạm vi xâm nhập cách biển từ 30-45km, có nước ngọt xuất hiện khi triều thấp, chân triều; vùng sông Vàm Cỏ và sông Cái Lớn, XNM tiếp tục duy trì ở mức cao, tương đương như đợt XNM trong tháng 3 này. Ðến cuối tháng 4-2021 và đầu tháng 5-2021, XNM trên sông Vàm Cỏ và sông Cái Lớn bắt đầu giảm; ở vùng các cửa sông Cửu Long, XNM khả năng sẽ giảm nhanh, nguồn nước ngọt xuất hiện khá dồi dào, tại các cửa sông cách từ 25-30km trở vào có thể có nước ngọt, phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng.
Với mức độ XNM như dự báo trong tháng 3, tháng 4, các địa phương ven biển trong vùng ÐBSCL cần đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân trong vùng; đề phòng khả năng thiếu nước cho khoảng 40.000ha vườn cây ăn trái (trong đó tỉnh Tiền Giang khoảng 19.000ha, Bến Tre 15.000ha, Vĩnh Long 1.800ha và Sóc Trăng 3.400ha) và khoảng 5.000ha lúa của tỉnh Trà Vinh... Các vùng canh tác lúa đông xuân 2020-2021 đã thu hoạch cũng cần lấy nước để tiến hành rửa mặn, chuẩn bị cho gieo trồng vụ hè thu 2021 khi có nguồn nước ngọt về ổn định...
Theo H.VĂN (Báo Cần Thơ)