Đã quen đi trong “thành phố cây xanh” dưới những hàng cây xanh mát rượi ngày nắng chói chang, chúng tôi cứ ngỡ sẽ nhiều bất tiện khi đến Trà Vinh ngày mưa tầm tã. Nhưng ngược lại, ở đây ngày mưa lại có những trải nghiệm và cảm nhận thú vị khác lạ.
Đến năm 2025, Bạc Liêu sẽ đón 7 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt 10.000 tỷ đồng, đóng góp 7% vào GRDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho 30.000 lao động; đưa du lịch thật sự trở thành một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, và phấn đấu đưa Bạc Liêu trở thành một trong những trung tâm DL của khu vực ĐBSCL... Đó là những mục tiêu mà ngành Du lịch (DL) Bạc Liêu quyết tâm thực hiện để tiếp tục bứt phá trong nhiệm kỳ mới.
TP Cần Thơ hiện có khá nhiều khu du lịch (KDL) sinh thái nổi tiếng như: Mỹ Khánh, Ông Đề, Chín Hồng, Vườn cò Bằng Lăng, Cái Nhum, Vàm Xáng,…
Loại hình du lịch cộng đồng đang được những người làm du lịch Hậu Giang quan tâm, phát huy. Từ điểm du lịch cộng đồng đầu tiên ở vùng khóm Cầu Đúc, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh; vườn dâu Thiên Ân, thành phố Ngã Bảy…, một số địa phương khác đã bắt đầu quan tâm, xây dựng mô hình du lịch này từ lợi thế đặc sản cây ăn trái ở địa phương.
Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nằm trên bờ Bắc hạ lưu sông Mê Kông, cách trung tâm TP. Mỹ Tho khoảng 40 km và cách TP. Hồ Chí Minh 110 km về phía Tây - Nam.
Với phương châm “an toàn - thân thiện - chất lượng”, Cần Thơ đang có nhiều nỗ lực trong kích cầu du lịch sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát. Sự quyết tâm của nhà quản lý cùng tư duy sáng tạo, vượt khó của các doanh nghiệp du lịch đang tạo nên sức mạnh để giúp du lịch Cần Thơ vực dậy, góp phần quảng bá đất và người Tây Đô hội nhập, vang xa.
Nhắc đến du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, chắc hẳn nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đều biết đến Khu du lịch Thới Sơn của tỉnh Tiền Giang. Bởi đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên sông nước, trái ngọt, cây cối xanh tươi.
Chiều ngày 8-10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hoàng Nghiệp có chuyến khảo sát một số dự án về phát triển du lịch ở huyện Cù Lao Dung. Cùng đi còn có lãnh đạo các sở, ngành và Huyện ủy Cù Lao Dung.
Có nhiều lý do, cơ sở về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để chúng ta đặt trọn niềm tin về một tương lai không xa, Vũng Liêm sẽ xuất hiện một cách “khác biệt” trong bản đồ du lịch hiện nay ở nước ta.
Du lịch làng nghề là xu hướng hấp dẫn du khách hiện nay. Ngoài mang lại giá trị về kinh tế, du lịch làng nghề còn góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống. Làng nghề đan đát ở xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long) là một trong những địa chỉ có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch này.
Mùa nước nổi là hiện tượng lũ lụt của tự nhiên, gọi là lũ lụt nhưng đối với dân miền Tây thì đây lại là ưu đãi của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Mỗi mùa nước lũ, miền Tây lại khoác lên mình lớp áo hữu tình, mộc mạc mà quyến rũ khiến những tín đồ đam mê khám phá thổn thức tìm về.
Những năm gần đây, nhiều nông dân tại Đồng Tháp mạnh dạn bắt tay làm du lịch nông nghiệp giúp bà con tăng thu nhập đáng kể đồng thời đưa bức tranh du lịch tỉnh nhà thêm nhiều gam màu mới, hấp dẫn hơn trong mắt du khách phương xa.