Vùng đất Cà Mau thân thương, nơi hễ ai một lần đến cũng sẽ xao xuyến bởi cảnh sắc thiên nhiên và sức sống tươi mới vươn lên của vùng đất xanh bạt ngàn rừng đước, rừng tràm. Hơn hết, níu chân du khách chính là cái dễ thương của người Cà Mau, với sự mộc mạc, chân chất, thân thiện và vô cùng mến khách, quý nhau ở cái tình, cái nghĩa… Bởi thế, mục tiêu hướng đến của ngành du lịch chính là xây dựng Cà Mau trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, chuyên nghiệp và hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL được xác định bằng thỏa thuận ký kết vào tháng 12-2019. Sau gần 5 năm, hợp tác du lịch của 14 tỉnh, thành dần đổi mới, phát triển vượt bậc trong việc phát triển sản phẩm du lịch, thu hút du khách và lan tỏa giá trị từ hệ sinh thái du lịch đa dạng của khu vực.
Tích cực thực hiện Đề án 01 của UBND TP. Bạc Liêu về Chiến lược phát triển du lịch TP. Bạc Liêu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, đến nay hoạt động du lịch của TP. Bạc Liêu không ngừng khởi sắc và ngày càng thu hút nhiều du khách trong, ngoài nước đến tham quan.
Trước bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, du lịch xanh có trách nhiệm với môi trường đang trở thành xu hướng. Với những lợi thế về thiên nhiên, văn hóa và vị trí địa lý, Đồng Tháp đang có nhiều dư địa trong khai thác phát triển du lịch xanh, bền vững. Du lịch xanh, với những giá trị bền vững và trải nghiệm độc đáo, được kỳ vọng sẽ là “chìa khóa” để du lịch Đất Sen hồng bứt phá, trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Vượt qua nhiều ứng viên sáng giá, 4 sản phẩm của Bạc Liêu vừa được bình chọn vào tốp 50 điểm du lịch hấp dẫn của TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Kết quả này mang đến sự phấn khởi, song cũng tạo áp lực cho tỉnh về việc phát huy tốt giá trị các điểm đến để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, góp phần tăng cường khả năng kết nối của Bạc Liêu với các địa phương trong vùng.
Dịp cuối năm, du khách đến Kiên Giang sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị cùng các dịch vụ du lịch chất lượng…
Kể từ tháng 10, ngành du lịch bước vào mùa cao điểm khách quốc tế. Những tháng cuối năm, thời tiết ở ĐBSCL hanh khô, nhiều nắng thích hợp với đa dạng các hoạt động trải nghiệm. Trong đó, Cần Thơ là một trong những điểm đến thu hút du khách quốc tế, với nhiều trải nghiệm đậm bản sắc văn hóa.
Thời gian gần đây, ngành du lịch Trà Vinh đã có bước đột phá vượt bậc, được nhiều doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh đánh giá cao, thường xuyên đưa khách du lịch về Trà Vinh tham quan. Với nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, Trà Vinh đang đẩy mạnh liên kết với các địa phương, doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh để đánh thức tiềm năng du lịch của tỉnh.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm khác biệt thu hút du khách. Tại Cần Thơ, nhiều điểm đến, doanh nghiệp du lịch đã sớm tiếp cận xu hướng này và ngày càng có nhiều đơn vị khai thác đa dạng sản phẩm du lịch từ văn hóa.
Hoạt động hơn 1 năm nay, vườn dâu tằm Mộng Mơ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Mơ, ở ấp 3, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân địa phương và du khách xa gần.
Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - lần II năm 2024 sẽ diễn ra 2 lớp tập huấn nằm trong chuỗi hoạt động nâng cao nhận thức về kinh tế xanh - chuyển đổi xanh trước thềm Diễn đàn, dành cho các doanh nghiệp và khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo của Đồng Tháp và khu vực ĐBSCL.
Phong Ðiền được ví von như “lá phổi xanh” của TP Cần Thơ với vùng trồng cây ăn trái rộng lớn, chiếm khoảng một phần ba diện tích trồng cây ăn trái của toàn thành phố. Lợi thế này giúp Phong Ðiền phát triển nhanh du lịch sinh thái và nông nghiệp.