Huyện Châu Thành A đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch với hoạt động số hóa các điểm du lịch trên nền tảng ứng dụng MobiFone Smart Travel, đây là cách làm mới nhiều kỳ vọng cho ngành “công nghiệp không khói” tại địa phương.
Hiện nay, khách du lịch thường tìm về các vùng quê để tham quan, trải nghiệm du lịch sinh thái. Nắm bắt xu hướng đó, đầu năm 2023, anh Nguyễn Văn Hảo (ngụ phường An Lộc, TP Hồng Ngự) đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo vườn cây kiểng và ao nuôi cá của mình để chuyển sang mô hình kinh doanh du lịch sinh thái với tên gọi Điểm du lịch vườn sinh thái Hoàng Hảo (Ấp 2, xã An Hòa, huyện Tam Nông). Bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình anh Hảo phát triển kinh tế, đồng thời góp phần phát triển du lịch cộng đồng và quảng bá hình ảnh địa phương.
Mấy ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer Nam Bộ vừa qua, đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh nô nức đổ về chùa Soryaram (thường gọi chùa Cái Giá giữa, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) để cổ vũ cho 29 đội ghe ngo thi đấu trong một giải đua ghe ngo cấp tỉnh lần đầu tổ chức tại ngôi chùa gần 90 tuổi. Đây là hoạt động phát huy văn hóa bản địa phục vụ phát triển du lịch của địa phương và cũng là tâm huyết của vị trụ trì chùa - Thượng tọa Lý Quang Long.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) và các đơn vị có liên quan tăng cường chỉ đạo, triển khai kế hoạch tuyên truyền, quảng bá du lịch; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; Chương trình hành động Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
Các doanh nghiệp, địa phương chuẩn bị những sản phẩm du lịch đặc sắc với điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, nhân lực để phục vụ du khách dịp hè năm 2024.
Theo đánh giá của ngành chức năng, bên cạnh tài nguyên du lịch thiên nhiên, Cà Mau cũng là vùng đất hội tụ nhiều di tích lịch sử (DTLS), di sản văn hoá. Thế nhưng thời gian qua, việc khai thác lợi thế này trong phát triển du lịch còn khá khiêm tốn.
Đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang) tiếp tục được tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) xếp vào top 10 điểm đến nhiệt đới giá cả phải chăng nhất để ghé thăm trên thế giới vào mùa hè năm 2024.
Trong định hướng phát triển du lịch, huyện Phụng Hiệp xác định công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những việc quan trọng, được ưu tiên, quan tâm hàng đầu.
Từ những lợi thế, tiềm năng về vùng đất, nét văn hóa đặc trưng, Sóc Trăng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh việc đầu tư phát triển du lịch, đa dạng sản phẩm, công tác quảng bá, xúc tiến được xác định là nhiệm vụ quan trọng và là giải pháp hiệu quả góp phần thúc đẩy du lịch Sóc Trăng phát triển.
Hậu Giang đang trên đà phát triển du lịch từ nhiều điểm đến hấp dẫn. Tỉnh nhà quyết tâm tạo sự đột phá lĩnh vực này, trong đó đẩy mạnh khai thác các di sản văn hóa, tạo “đòn bẩy” để phát triển “ngành công nghiệp không khói”.
Nhà cổ Huỳnh Phủ (Bến Tre) là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ năm 1890, bởi một tri huyện giàu có nức tiếng trong vùng. Những năm qua, đây là điểm đến thu hút nhiều du khách trên hành trình khám phá những vùng đất ven sông Mekong
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Tiền Giang, dịp nghỉ Lễ 30-4 và 1-5 năm nay, tỉnh đón được 94.450 lượt khách du lịch, tăng 6,7% so cùng kỳ năm 2023.