Chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp thế mạnh của tỉnh
Về mục tiêu cụ thể, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp đạt ít nhất 20% trong GRDP của tỉnh; tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt bình quân 9,8%/năm, trong đó: công nghiệp chế biến đạt 9,5%/năm (giá so sánh năm 2010); tỷ lệ lao động ngành công nghiệp qua đào tạo đạt trên 80%, lao động đào tạo nghề đạt 60%; giải quyết việc làm cho hơn 7.000 lao động mỗi năm; giá trị xuất khẩu hàng hóa ngành công nghiệp (không tính hàng hóa tạm nhập tái xuất) đạt 1,6 tỷ USD.
Giai đoạn 2026-2030, phấn đấu, duy trì giá trị sản xuất công nghiệp trong nhóm đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long; tỷ trọng ngành công nghiệp đạt ít nhất 25% trong GRDP của tỉnh; dự báo kinh tế tỉnh tăng bình quân khoảng 10,5%/năm. Đến năm 2030, tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của Đồng Tháp sẽ duy trì hoặc tăng nhẹ so với năm 2025, dự kiến đạt khoảng 34,02-34,28% trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp. Riêng giá trị sản xuất công nghiệp của Đồng Tháp dự báo sẽ có mức tăng trưởng bình quân 7,5-8,0%/năm trong giai đoạn này.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện các nội dung đề án đồng bộ và hiệu quả cao. Riêng Sở Công Thương với vai trò chủ trì sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu triển khai hiệu quả các giải pháp về cơ chế, chính sách; cải cách hành chính; thu hút đầu tư; liên kết ngành, liên kết vùng, phát triển công nghiệp theo lợi thế khu vực; phát triển các lĩnh vực ưu tiên; nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực cạnh tranh; công tác thông tin, truyền thông; bảo vệ môi trường..
Theo Báo Đồng Tháp