Bột khoai mì, đường, nước cốt dừa và phẩm màu từ các loại rau củ là nguyên liệu chính để làm món bánh tằm khoai mì.
Cách làm bánh tằm khoai mì cũng rất đơn giản. Củ khoai mì đem lột vỏ và bỏ phần dây ở giữa ruột; trước đây bà con hay dùng bàn mài để mài củ khoai mì thành hỗn hợp bột nhuyễn, ngày nay thường cho vô máy xay sinh tố, sẽ nhanh và đảm bảo vệ sinh hơn. Phần bột sau khi mài được vắt bớt nước, trộn thêm bột năng, ít đường, nước cốt dừa và pha nước rau củ để tạo ra màu bánh theo ý thích, như cà rốt để tạo màu vàng cam; lá dứa để tạo màu xanh; củ dền để tạo ra màu đỏ; lá cẩm tạo ra màu tím... Hỗn hợp bột khoai mì sau khi trộn gia vị, màu sắc thì cho vô khay và hấp cách thuỷ.
Khoai mì mài, vắt nước, sau đó trộn với phẩm màu theo ý thích, trộn thêm nước cốt dừa, bột năng, ít đường, muối vừa ăn rồi hấp.
Sau khi bánh chín, lấy ra để nguội rồi cắt thành từng sợi, có hình dáng thon dài, giống con tằm, nên được đặt tên dân gian là bánh tằm. Bánh tằm khoai mì ăn ngon hơn khi kết hợp với dừa rám vỏ nạo nhuyễn, trộn thêm muối mè, đâu phộng rang giòn, làm cho bánh trở nên béo ngậy, thơm ngon.
Hấp khoảng 10 phút là bánh chín.
Chị Ðặng Ngọc Ngân, ấp Tân Ðiền B, xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, có sở thích làm bánh tằm khoai mì, kết hợp các màu sắc tự nhiên, rất bắt mắt.
Bánh tằm khoai mì nhiều sắc màu, ăn dẻo dẻo, từng sợi bánh mỗi màu sẽ có mùi thơm đặc trưng của lá dứa, lá cẩm, củ dền, cùng vị béo, thơm của nước cốt dừa, đậu phộng, rất ngon. Ðây là một món ăn dân dã, quen thuộc của người Nam Bộ nói chung, Cà Mau nói riêng, gắn với ký ức tuổi thơ của nhiều người.
Bánh tằm cắt thành từng sợi, có hình dáng thon dài, ăn ngon hơn khi kết hợp với dừa rám vỏ nạo nhuyễn, trộn thêm muối mè, đậu phộng rang giòn.
Sợi bánh tằm khoai mì được tạo dáng hình trái tim rất dễ thương.
Theo LOAN PHƯƠNG (Báo Cà Mau)