Ở một cách nhìn tích cực khác, một bộ phận không nhỏ người lao động sống bằng những nghề liên quan đến rác. Từ người lao động trong ngành môi trường đến những lao động tự do chuyên nghề thu mua ve chai, phế liệu. Họ mưu sinh, làm kinh tế từ rác.
Hơn 100 người lao động tại Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Cà Mau có việc làm ổn định từ công việc thu gom rác.
Rác được phân loại và xử lý thành phân bón tại Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau.
Do không có tư liệu sản xuất, để mưu sinh, nhiều người xem việc thu gom phế liệu, rác có thể tái chế để bán là nguồn sống chính. (Ảnh: Tại khu vực chợ Phường 2, TP Cà Mau, người dân đã quen với hình ảnh người phụ nữ tuổi xế chiều (tên Nguyễn Thị Hà) sống bằng nghề gom thùng giấy, bọc ni-lông).
Trên thực tế, cuộc sống đã chỉ ra rằng rác là nguồn sống gián tiếp của nhiều người, họ mưu sinh, làm kinh tế từ rác. (Ảnh: Những người làm nghề thu mua phế liệu).
Bằng sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, chị Huỳnh Thị Hà (ấp Ðầu Nai, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) đã biến chai nhựa bỏ đi thành những chậu hoa xinh xắn, tăng vẻ đẹp khuôn viên ngôi nhà.
Dù rằng ở góc độ tích cực, rác cũng có những giá trị nhất định, song rác thải nhiều thường đi kèm với ô nhiễm môi trường sống. Chính vì thế, ý thức của con người luôn là yếu tố quyết định giá trị ấy. Công tác phân loại rác thải tại nguồn là hết sức cần thiết. Việc làm này giúp giảm tải những nơi chôn lấp và từ việc phân loại này chúng ta cũng có thể thu lại nguồn lợi kinh tế từ rác để tái chế và tái sử dụng.
Theo Báo Cà Mau