- Để ngành dừa tỉnh phát triển bền vững trong thời gian tới cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến dừa. Phát triển công nghiệp chế biến dừa theo hướng đầu tư khoa học công nghệ, thiết bị hiện đại chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao. Nghiên cứu thiết kế mẫu mã, cải tiến bao bì phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Phát triển và ứng dụng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn, sử dụng tối đa các phụ phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến… để phục vụ lại cho sản xuất nông nghiệp.
- Mặc dù có nhiều đóng góp lớn đối với kinh tế của tỉnh nhưng ngành dừa vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, công nghệ chế biến chưa cao, năng lực chế biến chưa được phát huy tối đa, các sản phẩm chế biến còn thiên về sản phẩm thô, một số sản phẩm chế biến lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời, thiếu cân đối nguồn nguyên liệu cho chế biến nội tỉnh và năng lực vốn để nâng cấp công nghệ còn kém là những hạn chế quan trọng nhất...
- Thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) các cấp trong tỉnh hưởng ứng tham gia thực hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó có phong trào giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi. Phong trào góp phần làm giảm và xóa nhanh số hộ hội viên CCB nghèo, số CCB là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giỏi, khá và giàu ngày càng tăng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Đặc biệt, phong trào đã đẩy nhanh tiến trình hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới - đô thị văn minh (NTM - ĐTVM) trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nhiệm vụ xây dựng NTM luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân trên địa bàn tỉnh quan tâm, triển khai thực hiện liên tục. Tỉnh hiện có 112 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 43 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 3 huyện NTM.
- Khoảng 149 ngàn chậu cúc mâm xôi của 70 hộ dân tại huyện Chợ Lách đang đối mặt với việc chậm phân hóa mầm hoa và có khả năng chậm hoa, không thể ra kịp dịp đón Tết Ất Tỵ 2025. Ngành nông nghiệp huyện Chợ Lách đang tiến hành thí nghiệm nhanh, tìm giải pháp với mong muốn “cứu” những cây cúc mâm xôi này.
- Ngành dừa của tỉnh có nhiều thế mạnh như đã có xây dựng chỉ dẫn địa lý dừa xiêm xanh, vùng nguyên liệu dừa tập trung, được đánh giá cao về chất lượng, được sản xuất theo hướng an toàn, tiêu chuẩn hữu cơ của các nước nhập khẩu. Trong những năm qua, ngành chế biến các sản phẩm từ dừa của tỉnh khá phát triển, công nghệ chế biến hiện đại, sản phẩm đã xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới.
- Thời gian qua, việc xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị dừa được tỉnh quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh xây dựng liên kết được 34 hợp tác xã (HTX), 32 tổ hợp tác (THT) với quy mô 13.297,1ha, 6.556 thành viên; trong đó, dừa công nghiệp có 34 HTX, 20 THT với quy mô 13.089,5ha, 6.216 thành viên; dừa uống nước có 12 THT với quy mô 207,6ha, 340 thành viên.
- Thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12-4-2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 (Nghị quyết số 54/NQ-CP), UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 6635/KH-UBND ngày 17-10-2022. Đến nay, kết quả thực hiện đã có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế địa phương.
- Hạ tầng giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết và hợp tác chặt chẽ trong vùng, kết nối thị trường vùng và liên vùng với thị trường quốc gia và quốc tế, khai thác, hiện thực hóa các tiềm năng kinh tế của địa phương. Vì thế, phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng được tỉnh quan tâm thực hiện trong thời gian qua.
- Được bạn bè gần xa biết đến là “thủ phủ dừa”, người dân tỉnh luôn mang trong mình niềm tự hào về quê hương xứ Dừa. Nơi đây không chỉ là điểm đến lý tưởng, là vùng quê đáng sống, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với nét ẩm thực độc đáo. Nhận thức được tiềm năng từ dừa, ngày 23-3-2023, Chi hội Ẩm thực xứ Dừa Bến Tre đã ra đời và phát triển nghệ thuật chế biến ẩm thực đa dạng từ dừa, góp phần duy trì và phát triển đậm đà bản sắc văn hóa ẩm thực địa phương. Đến nay, sau gần 2 năm thành lập, Chi hội đã phát huy được vai trò, hội đủ tiềm lực và được UBND tỉnh cấp phép thành lập Hiệp hội Ẩm thực xứ Dừa Bến Tre. Đại hội thành lập Hiệp hội Ẩm thực xứ Dừa Bến Tre, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 24-10-2024, tại TP. Bến Tre.
- Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân toàn huyện, trong 9 tháng năm 2024, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Giồng Trôm có nhiều điểm tích cực, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết (NQ) Huyện ủy đạt kết quả khá tốt. Theo định hướng của Ban Thường vụ Huyện ủy, 3 tháng còn lại của năm 2024 có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi NQ Huyện ủy năm 2024, góp phần thực hiện thắng lợi NQ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nên cần sự tập trung cao của toàn huyện.
- Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch số 6061/KH-UBND của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Sở Công Thương đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển ngành công thương giai đoạn 2021 - 2025, đến nay đã đạt những kết quả nhất định.