1. Khô cá kèo
Cá kèo là món ăn quen thuộc của người dân miền Tây. Không chỉ nổi tiếng với món lẩu trứ danh, khô cá kèo là món ăn nhậu, món chính trong bữa cơm gia đình. Có lẽ, khô cá kèo ở Cà Mau là nổi tiếng nhất bởi hương vị đặc biệt, cầu kỳ trong khâu chế biến.
Để chuẩn bị làm khô cá kèo, người dân phải chuẩn bị nhiều công đoạn và áp dụng nhiều kinh nghiệm để được những mẻ cá chất lượng nhất. Con cá kèo tươi sống khi bắt lên được sơ chế sạch sẽ nhớt trên thân, sau đó rửa sạch và để khô giáo nước. Đây là công đoạn quan trọng trước khi làm khô cá.
Công đoạn này cũng sẽ làm cho con cá bị chết đi để khi sắp lên phên cá không nhảy. Cá kèo sau khi giáo nước được đem xếp lên phên thật ngay ngắn rồi đem phơi 2 năng đầu tiên, dưới nắng to con cá kèo nhanh chóng bị ngót lại, người dân dùng bình phun sương và phun rượu trắng lên đó để cá không ra dầu và tránh ẩm mốc. Họ tiếp tục phơi thêm 1 – 2 nắng nữa cá sẽ đạt đến chất lượng có thể bảo quản.
Từ con cá kèo khô, chúng ta có thể chế biến thành món nhậu ngon đó chính là chiên giòn hoặc nướng con cá kèo khô trên than hồng, cá sẽ chín vàng thơm. Nước chấm cá kèo khô thường là mắm me ăn kèm với rau răm sẽ cực ngon và thơm.
2. Ba khía
Ba khía Cà Mau đặc biệt là ba khía vùng Rạch Gốc là món đặc sản vừa lạ vừa ngon nổi tiếng từ xưa đến nay. Chỉ có ở vùng này, ba khía mới thật sự ngon và hấp dẫn. Ba khía Rạch Gốc ăn quả mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.
3. Sản vật từ ong
Mật ong, mắm ong, nhộng ong xào, nhộng ong nấu cháo, nhộng ong kho khô, hay xúc bánh tráng là vô số các món ăn hấp dẫn từ ong rừng U Minh Hạ.
Món đặc sản rừng U Minh này có thể ăn kèm với các loại rau rừng cùng lá cóc, chuối chát, dưa leo… Vị mềm béo và thơm của ong, vị chua nhẹ của mắm và lá cóc, chát chát của chuối, giòn giòn của dưa leo… cùng mùi thơm đặc trưng của thính lan tỏa khiến bạn ăn hoài không chán. Nếu thích, bạn có thể chộn mắm ong với thịt ba chỉ luộc nước dừa thêm vài lát ớt sừng cùng ngò rí vậy là bữa ăn giữa bạt ngàn tràm U Minh đã trở nên thịnh soạn rồi.
Ngoài ra, gỏi nhộng ong cũng là món ăn dân dã mà ngon khó cưỡng. Chế biến món này, người ta phi hành mỡ rồi cho nhộng ong đã làm sạch vào xào sơ với chút mắm, tiêu cho đậm đà. Rồi trộn chung với bắp chuối bào nhỏ ngâm giấm, lạc giã nhỏ, và các loại rau thơm miệt vườn trộn cùng nước mắm chua ngọt pha thật khéo.
4. Cua, tôm tít-loài tôm hung dữ
Cua Cà Mau chế biến được vô cùng nhiều món ngon và bổ dưỡng. Hấp muối hột, ăn lẩu hay rang me, nướng mọi, lùi tro, cua Cà Mau đều cho vị ngon, ngọt đậm đà khó cưỡng. Đi về giữa rừng và nước Cà Mau, ngồi nhâm nhi một ly rượu vừa thưởng thức miếng thịt cua ngọt lịm, chắc nịch là thú vui mê hoặc bao du khách về đây.
Ngoài cua, tôm tít cũng là một món hải sản dễ tìm ở Cà Mau mà dù hấp sơ hay nướng than hoặc rang muối đều để lại những dư vị của vùng sông nước trù phú, bình yên.
5. Cá lóc hấp hèm
Cũng như nhiều món làm từ cá lóc khác, cá lóc trong món hấp hèm ngon nhất là phần thịt ức của cá và bộ đầu lòng cá. Thịt ức cá dai ngọt pha vị đắng mật cá lan thấm. Còn lòng cá dai giòn, sừn sựt, chân răng “êm ả” với chút mỡ ngon lành phủ tạng cá ứa ra. Thường đây là “khúc mức” chỉ có những bậc trưởng thượng trong bàn mới có quyền thưởng thức.
Ở Cà Mau, mùa rộ cá lóc đồng, người ta hấp cá trong nồi hèm. Cá chín, nứt cả da, bày phần thịt trắng hếu thoang thoảng vị chua dịu của hèm. Cùng một mớ rau đắng đất ăn kèm, món ngon số một này sẽ khiến bụng dạ người sành ăn thoả mãn.
6. Cá lóc nướng trui
Cá khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xuyên cá từ đầu đến đuôi rồi vùi cá vào đống rơm khô, châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Cá lóc nướng trui thì phải dùng rơm ở miệt đồn bằng sông Cửu Long đốt mới dậy lên mùi hấp dẫn. Xem lẫn mùi cá chín là mùi thơm của rơm rạ ruộng đồng. Bởi vậy có nhiều người nói món ăn này là món mang đậm “hương đồng cỏ nội”.
7. Tôm lụi khô
Trước khi lột, chọn tôm kích cỡ đồng đều cho vào thau ngâm nước 10 phút để vỏ tôm mềm, dễ lột tách vỏ không dính thịt và chỉ lột vỏ sạch phần đầu, phần vỏ, đuôi tôm chừa lại cho đẹp khi tôm đã khô.
Sau đó, cuộn tròn con tôm lại để phần đuôi tôm còn dính chót vỏ lên phía trên, rồi dùng cọng lạt được vót nhọn, xỏ xiên qua giữa thân con tôm treo ngược, cách đều nhau độ 2 phân, mỗi lụi tùy theo nhu cầu sử dụng nhiều, ít cho 1 lần ăn, mà lụi từ 5 đến 10 con tôm.
Theo Bếp Vàng