Những ngày này, trên các cánh đồng nước khu vực đầu nguồn Đồng Tháp, nông dân bắt đầu tất bật với những chuyến đánh bắt thủy sản. Trong đó cá linh là loại không thể thiếu trong những mẻ lưới.
Công trình nâng cấp, cải tạo hồ Búng Xáng ở phía sau Trường Ðại học Cần Thơ, nối dài từ rạch Ngỗng đến hẻm 51, đường 3 Tháng 2, quận Ninh Kiều, tạo diện mạo mới cho đô thị Cần Thơ. Ðịa danh Búng Xáng vì vậy được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều người, kể cả văn bản hành chính, vẫn viết là Bún Xáng thay vì Búng Xáng. Bài viết sau đây sẽ lý giải rõ hơn về nguồn gốc địa danh này.
Đồng bào Khmer Vĩnh Long tham gia sinh hoạt tôn giáo tại 13 chùa Phật giáo Nam Tông. Hầu hết các ngôi chùa đều có kiến trúc sắc sảo, nghệ thuật tạo hình tinh tế, tạo nên nét đẹp rất riêng. Trong đó, có chùa Phù Ly 1 (xã Đông Bình- TX Bình Minh).
Về vùng đất Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu), nhiều người ấn tượng với hai địa danh: Ðồng Chó Ngáp và Chủ Chọt. Ðồng Chó Ngáp để chỉ những cánh đồng phèn mặn mênh mông, không cây trái gì sống nổi của thời mới khẩn hoang. Còn địa danh Chủ Chọt, là tên một nhân vật đã thống lĩnh cuộc đấu tranh giữ đất của nông dân trong vùng.
Ban Quản lý Khu di tích Văn Thánh miếu Vĩnh Long đang tiến hành trùng tu (thay mái ngói, rui, mè và sàn gỗ) Văn Xương các, với kinh phí khoảng 500 triệu đồng.
Cà Mau là miền đất cuối cùng của Tổ quốc. Cà Mau có rất nhiều chiếc cầu, có cây bần, cây đước và có những con người khoáng đãng như sông nước nơi này. Tôi đến Cà Mau rất nhiều lần, và chưa gặp Khét ở đó. Chỉ là tình cờ giữa những bài thơ trên báo, tôi ấn tượng với cách làm thơ của anh.
Có dịp đi du lịch Bến Tre, bạn nhớ ghé qua chùa Tuyên Linh. Điểm đến này để lại cho bạn nhiều ấn tượng sâu sắc về tinh thần đấu tranh quật khởi của các sư, quân và dân ta.
Đó là tên chương trình thiện nguyện đang diễn ra tại TP Cần Thơ. Những phần quà yêu thương trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, càng vun bồi truyền thống “nhường cơm sẻ áo” của người Cần Thơ.
“Xóm đảo” - cái tên mà người dân vẫn quen gọi dành cho khu vực ấp Kinh Chuối, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Ðầm Dơi (Cà Mau). Khác với những “xóm đảo” khác, nơi đây bị chia cắt với đất liền do con người tác động để phục vụ nông nghiệp, vì thế, so về khoảng cách thì không xa nhưng lại vô vàn khó khăn.
Đình Chánh Tân Kim (khu phố Tân Xuân, thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997. Đình Chánh Tân Kim gắn liền và là chứng nhân cho cuộc hành trình khai hoang mở đất, lập làng.
Đình Thần Thường Thạnh hay còn gọi Đình Thường Thạnh, Đình Nước Vận, tọa lạc trên địa bàn phường Thường Thạnh, quận Cái Răng. Với lịch sử gần 200 năm, ngôi đình làng cổ kính ẩn chứa biết bao huyền tích về một thời khai hoang mở đất của tiền nhân và giờ đây là điểm đến tâm linh, niềm tự hào di sản văn hóa của người dân Cần Thơ nói chung, Cái Răng nói riêng.
Từ cầu Năm Căn hướng về Ngọc Hiển (Cà Mau) theo tuyến đường Hồ Chí Minh, đến cầu Ông Ðịnh, nhìn bên trái là vườn chim, cò của hộ bà Huỳnh Thị Thuẫn (thuộc địa phận ấp Tân Tiến, xã Tân Ân Tây), với diện tích đất rừng 9,7 ha, trong đó khu chim trú ngụ hơn 3 ha.