Một ngày tháng Tư, chúng tôi xuôi về Ðá Bạc. Gọi nơi đây là cảnh tiên ở Cà Mau cũng không hề quá. Ðơn giản là hòn Ðá Bạc đẹp thơ mộng, địa thế lại gần bờ, với những ngọn đồi đá kỳ thú, ngoạn mục nhô lên khỏi mặt biển xanh ngắt, sóng vỗ rì rào quanh năm. Người xa về Cà Mau lần đầu, hay cả những người ở tại Cà Mau nữa, chỉ cần nhắc tới hòn Ðá Bạc đều chộn rộn cảm xúc khó tả, thôi thúc và lưu luyến.
Địa danh Rạch Giá mặc dù đã xuất hiện từ khi thành lập trấn Hà Tiên năm 1708 nhưng đó chỉ là một cụm dân cư xung quanh rạch Giá và về sau trở thành tên một ngôi chợ chứ không phải là tên một đơn vị hành chính.
Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.
Sau khi hoàn tất công cuộc xâm chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, Soái phủ Sài Gòn lập hạt thanh tra Bãi Xàu. Quyết định ngày 15/7/1867 ấn định trụ sở chính thức hạt thanh tra Bãi Xàu tại Sóc Trăng và đổi gọi là hạt thanh tra Sóc Trăng, đứng đầu là quan tham biên. Địa bàn hạt thanh tra Sóc Trăng là địa bàn phủ Ba Xuyên tỉnh An Giang (một tỉnh của “Nam Kỳ lục tỉnh”). Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi gọi các hạt tham biện trên quản hạt Nam Kỳ là “Tỉnh” (Province) kể từ ngày 1/1/1900. Người đứng đầu tỉnh gọi là Tham biện chủ tỉnh. Từ thời điểm này, tên “Tỉnh Sóc Trăng” chính thức hiện diện trên bản đồ hành chính và tồn tại liên tục suốt thời gian Pháp thuộc” ((Nguyễn Đình Tư; Địa chí hành chính các tỉnh Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1859 - 1954; tr 470 - 471)).
Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, có hàng ngàn, hàng vạn những bà mẹ đã nén chặt nỗi đau để đưa tiễn những người con lên đường đánh giặc, cứu nước. Có những mẹ có 3 - 4 người con là liệt sĩ, có những mẹ chỉ có một người con duy nhất, mẹ vẫn tình nguyện tiễn con lên đường nhập ngũ. Đảng và Nhà nước ghi nhận công lao to lớn của các mẹ, tôn vinh trao tặng các mẹ danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”.
Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.
Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.
Sóc Trăng có khoảng 31% dân số là người Khmer và 93 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, trong những năm tháng chiến tranh, nhiều ngôi chùa đã chở che cho các chiến sĩ cách mạng, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc, đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.
Cách nay tròn 50 năm, cùng với miền Nam thành đồng, anh dũng, quân và dân tỉnh Cần Thơ đã tổng tiến công, nổi dậy, giải phóng quê hương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khắp nơi trong tỉnh, từ Châu Thành, Kế Sách đến thị xã Vị Thanh, Long Mỹ, Thốt Nốt, Ô Môn… và trung tâm TP Cần Thơ, nơi nơi hân hoan mừng Cần Thơ giải phóng, mừng đất nước hòa bình, non sông thống nhất.
Rừng U Minh Hạ là một trong những khu rừng ngập nước đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò quan trọng trong bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Quá trình hình thành và phát triển của rừng U Minh Hạ gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng, cũng như những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và Nhân dân trong bảo vệ, phát huy giá trị của khu rừng này.
Vùng đất nay là tỉnh Trà Vinh được nhập vào “hoàng triều cương thổ” vào năm 1757, dù bàn chân khai phá của người Việt đã có mặt từ nhiều thập niên trước đó. Suốt giai đoạn phong kiến chúa Nguyễn và triều Nguyễn, địa bàn này được phân định và diên cách thành một phủ (Lạc Hóa), bao gồm hai huyện là Trà Vang (sau đổi thành Trà Vinh) và Tuân Ngãi.