Trên chiếc vỏ lãi lướt nhẹ theo dòng Cái Bé, Cái Lớn, chúng tôi như lạc vào một thế giới xanh mát trải dài bất tận. Hai bên bờ, những hàng dừa nước vươn mình sừng sững, đan xen tán lá rậm rạp, miên man theo nhịp sóng vỗ. Khung cảnh yên bình ấy khiến lòng người dịu lại, hé lộ một cuộc sống sinh động phía sau vẻ đẹp mộc mạc.
Trên vùng biển tỉnh Cà Mau, bên cạnh đảm bảo vững chắc về quốc phòng - an ninh, với quan điểm “hướng ra biển, làm giàu từ biển” bằng việc khai thác lợi thế và tiềm năng, các cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối, hòn Ðá Bạc được đầu tư và có nhiều đổi mới về mọi mặt. Hạ tầng được quan tâm đầu tư, điều kiện sinh hoạt và đời sống của cán bộ, chiến sĩ trên các đảo có nhiều cải thiện, tiến bộ.
Tháng 5, chiếc vỏ máy đưa chúng tôi xuôi dòng sông Cái Lớn rồi nhẹ nhàng rẽ vào khúc sông Cái Bé thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang. Hai dòng sông này như đôi tay hiền hậu của người mẹ, ôm ấp xóm làng, mang phù sa bồi đắp những vùng đất màu mỡ, nuôi dưỡng giấc mơ no ấm của bao thế hệ người dân. Ngày nay, đôi bờ Cái Lớn, Cái Bé mạch sống kinh tế đang sôi động, nơi người dân bền bỉ bám đất, bám sông, dựng xây cuộc sống mới. Mỗi nơi chúng tôi dừng chân là một câu chuyện đời, hành trình mưu sinh đầy sáng tạo, thấm đẫm tình yêu quê hương và khát vọng vươn lên mãnh liệt.
Mũi Cà Mau, điểm cực Nam của Tổ quốc, nơi đây không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, mà còn sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Giữa dòng Tiền Giang hiền hoà, nơi sóng nước mênh mang và đất phù sa màu mỡ, có một vùng đất đang lặng lẽ thay da đổi thịt: Cù lao Tây, thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp. Mảnh đất này từng một thời lận đận bởi giao thông trắc trở, kinh tế khó khăn, nhưng hôm nay, nhờ những chủ trương đúng đắn, sự đồng lòng của chính quyền và người dân, Cù lao Tây đã bừng sáng như một đoá sen vươn mình từ bùn lầy, thanh khiết, đầy sức sống.
Cái nắng gay gắt giữa trưa ở Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) khiến cho buổi sáng ở Tân Châu mát dịu, khoan thai thêm “đắt đỏ”. Những du thuyền nhẹ nhàng lướt trên sông phẳng như mặt gương. “View” sông Tiền tuyệt đẹp nối Tân Châu - Hồng Ngự, tàu thuyền cần mẫn xuôi ngược theo dòng Mekong.
Đúng nửa thế kỷ sau thời khắc lịch sử ngày 30-4-1975, nhà báo người Ấn Độ Nayan Chanda - người từng chứng kiến tận mắt cuộc chuyển giao lịch sử ở Sài Gòn đã có mặt tại tỉnh, vùng đất hiền hòa bên dòng Hàm Luông, để lắng nghe tiếng thì thầm của quá khứ và chiêm nghiệm sự đổi thay của một Việt Nam sau chiến tranh.
Một ngày tháng Tư, chúng tôi xuôi về Ðá Bạc. Gọi nơi đây là cảnh tiên ở Cà Mau cũng không hề quá. Ðơn giản là hòn Ðá Bạc đẹp thơ mộng, địa thế lại gần bờ, với những ngọn đồi đá kỳ thú, ngoạn mục nhô lên khỏi mặt biển xanh ngắt, sóng vỗ rì rào quanh năm. Người xa về Cà Mau lần đầu, hay cả những người ở tại Cà Mau nữa, chỉ cần nhắc tới hòn Ðá Bạc đều chộn rộn cảm xúc khó tả, thôi thúc và lưu luyến.
Địa danh Rạch Giá mặc dù đã xuất hiện từ khi thành lập trấn Hà Tiên năm 1708 nhưng đó chỉ là một cụm dân cư xung quanh rạch Giá và về sau trở thành tên một ngôi chợ chứ không phải là tên một đơn vị hành chính.
Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.
Sau khi hoàn tất công cuộc xâm chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, Soái phủ Sài Gòn lập hạt thanh tra Bãi Xàu. Quyết định ngày 15/7/1867 ấn định trụ sở chính thức hạt thanh tra Bãi Xàu tại Sóc Trăng và đổi gọi là hạt thanh tra Sóc Trăng, đứng đầu là quan tham biên. Địa bàn hạt thanh tra Sóc Trăng là địa bàn phủ Ba Xuyên tỉnh An Giang (một tỉnh của “Nam Kỳ lục tỉnh”). Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi gọi các hạt tham biện trên quản hạt Nam Kỳ là “Tỉnh” (Province) kể từ ngày 1/1/1900. Người đứng đầu tỉnh gọi là Tham biện chủ tỉnh. Từ thời điểm này, tên “Tỉnh Sóc Trăng” chính thức hiện diện trên bản đồ hành chính và tồn tại liên tục suốt thời gian Pháp thuộc” ((Nguyễn Đình Tư; Địa chí hành chính các tỉnh Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1859 - 1954; tr 470 - 471)).
Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, có hàng ngàn, hàng vạn những bà mẹ đã nén chặt nỗi đau để đưa tiễn những người con lên đường đánh giặc, cứu nước. Có những mẹ có 3 - 4 người con là liệt sĩ, có những mẹ chỉ có một người con duy nhất, mẹ vẫn tình nguyện tiễn con lên đường nhập ngũ. Đảng và Nhà nước ghi nhận công lao to lớn của các mẹ, tôn vinh trao tặng các mẹ danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”.