Những ngày qua, hàng ngàn du khách thập phương cùng tề tựu về Khu Di tích (KDT) Nguyễn Sinh Sắc (tọa lạc Phường 4, TP Cao Lãnh) thắp nén hương tỏ lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Tưởng nhớ công lao to lớn của thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Lễ giỗ lần thứ 95 của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tổ chức Lễ giỗ trang trọng theo nghi thức dân gian truyền thống, gắn với chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ Nhân dân trong, ngoài tỉnh.
Ngày 26/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt “đường Hồ Chí Minh trên biển”.
Lịch sử hình thành ĐBSCL bắt đầu từ quá trình bồi đắp miệt mài qua hàng vạn năm của dòng Mekong hùng vĩ; nhưng chính những dòng kênh do con người tạo dựng nên chỉ với qua vài trăm năm với sự xuất hiện của những lớp cư dân Việt, đã sản sinh nên một đồng bằng châu thổ mênh mông, với những miền di sản văn hóa đậm đà phong vị phương Nam, làm phong phú thêm bản sắc ngàn năm của dân tộc Việt.
Năm 2007, Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (CTV) thực hiện phim tài liệu nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh bác Ba Lê Duẩn (1907-2007). Trong phát biểu của mình, chú Sáu Dân (Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) kể: Con tàu Kilinski của Ba Lan đậu ngoài vàm sông Ông Đốc. Tàu nhổ neo được vài giờ, tôi ra đón anh Ba sau đó xuồng vượt qua sông Ông Đốc ghé vàm Rạch Bần, xã Phong Lạc rồi vào nhà cơ sở chí cốt cách mạng. Anh Ba ngồi trên bộ ván phía trước. Tôi ra phía sau nói chuyện với chủ nhà. Lúc sau tôi ra thưa với anh Ba:
Khi những sự sôi nổi, bồng bột bên ngoài đã lắng dịu, ta mới có đủ cái nhìn rõ rệt ở bên trong. Ðâu phải Cà Mau không nhiễm độc. Nơi nào giặc lê lết lại không lây tệ hại? Và, không những chúng lây mà còn gieo thêm nhiều nữa. Ðàng điếm, lưu manh, rượu chè, trộm cắp... Càng sâu độc là chúng tập trung tuyên truyền: “Việt Minh độc ác, dã man, phiến loạn...”. Chúng cố biến những người yêu nước thành kẻ man rợ, phản giống nòi như bọn tay sai của chúng. Và điều hệ trọng là làm sao cho dân tin theo như vậy. Lúc tôi vào phòng thông tin và phòng tác động tinh thần, vẫn còn đầy rẫy những sách báo, tranh ảnh “Việt Minh mổ bụng trẻ con, chặt đầu sản phụ, tàn sát tôn giáo”... mà địch cố tình để lại (giờ phút chót địch vẫn tuyên truyền xảo trá, còn 2 cái máy đèn, máy nước nặng nề kia, thì chúng lại đem theo). Do đó, đồng bào còn một số ít e dè, sợ sệt ta. Nếu bạn là nhân viên chính phủ đi qua đường phố, bạn thấy nếp sinh hoạt vẫn bình thường. Nhưng bạn hãy giả lơ nhìn sang cửa kiếng của dãy phố bên kia, bạn sẽ thấy những gương mặt lấm lét, tò mò trông theo bạn.
Mong ngóng mấy năm trời, kể từ khi Thanh Hoá bắt tay xây tượng đài con tàu tập kết. Những học sinh miền Nam ngày ấy hẹn nhau trở về với Sầm Sơn - Thanh Hoá, nơi cất giữ những ngày đầu bước chân lên đất Bắc của mình. Rồi ngày lễ khánh thành tượng đài cũng diễn ra. Thanh Hoá rợp cờ hoa trên những nẻo đường dẫn về phố biển Sầm Sơn. Những chiếc ghe đánh bắt hải sản neo đậu tránh gió to sóng lớn những ngày ấy cũng đỏ rực sắc cờ.
50 năm trước, Maymoulna, 23 tuổi, đã nổi tiếng với những mẫu thêu tinh tế, độc đáo trong cộng đồng Chăm tỉnh An Giang. Năm 2017, Maymoulna là một trong 10 nữ doanh nhân tiêu biểu do Mạng lưới Doanh nhân Nữ ASEAN (AWEN) tại thủ đô Manila (Philippines) bình chọn.
Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).
Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.
Tôi gia nhập đơn vị địa phương quân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Bạc Liêu, chưa tròn năm thì Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Ðông Dương được ký kết. Ðơn vị tôi cùng đơn vị địa phương quân huyện An Biên và một bộ phận tân binh học viên Trường Quân sự Tỉnh đội Bạc Liêu hợp thành một đại đội biên chế trong Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, thuộc miền Tây Nam Bộ, để chuẩn bị tập kết ra miền Bắc theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Từ Sài Gòn, chị Ngô Hoàng Giang - nguyên Trưởng Văn phòng Báo Người Lao Động tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), điện thoại cho tôi: “Cháu Nguyễn Bính Hồng Kỳ - con trai nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu vừa mất, quàn tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ở Bạc Liêu em là nhà văn duy nhất, nếu thu xếp được em vào viếng cho gia đình chị Hồng Cầu ấm cúng…”.
Trong lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển, luôn gắn với những chuyến tàu, vận chuyển bằng nhiều hình thức độc đáo, sáng tạo, cùng tinh thần quả cảm, táo bạo, mưu trí của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125. Những chuyến tàu trong giai đoạn khó khăn nhất của các cuộc chiến tranh, là sự khẳng định cho ý chí quyết tâm, tinh thần quả cảm, sẵn sàng hy sinh tất cả vì đồng bào miền Nam ruột thịt, để làm nên những chiến tích to lớn về một huyền thoại.