Toàn tỉnh hiện có 200 chiếc xe chuyển bệnh từ thiện - con số đầy tự hào của tỉnh An Giang. Tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố đều phát triển mô hình mua xe chuyển bệnh bằng hình thức xã hội hóa. Đặc biệt ở những địa phương vùng sâu, nhiều xã có từ 2-3 chiếc xe chuyển bệnh, góp phần thiết thực giúp đỡ bệnh nhân nghèo nói riêng và người dân nói chung trong lúc nguy cấp.
Năm 1961, tôi ở trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Mỹ Tho. Lúc bấy giờ, Tỉnh ủy Mỹ Tho phụ trách cả vùng Gò Công. Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công tôi dẫn đoàn công tác Tỉnh ủy xuống củng cố Gò Công.
Tiền Giang là một trong những địa phương của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang “sở hữu” nhiều nhà cổ. Trên địa bàn tỉnh hiện còn khoảng 350 ngôi nhà cổ với niên đại trên dưới một thế kỷ. Những ngôi nhà cổ đều có kiến trúc khá độc đáo, phong phú và đi kèm là những nội thất đã ghi đậm dấu ấn thời gian.
Là di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng của huyện Châu Thành (An Giang), dinh Sơn Trung có giá trị tín ngưỡng to lớn cùng tiềm năng du lịch. Đồng thời, đây cũng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, thể hiện truyền thống kiên cường chống giặc ngoại xâm của cha ông xưa, với câu chuyện liên quan đến người anh hùng dân tộc Quản cơ Trần Văn Thành và cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa.
Với đam mê và nhiệt huyết của mình, thầy Quách Dương (49 tuổi) ở Trường Tiểu học Vĩnh Quới 3 (nay sáp nhập đổi tên thành Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Quới) theo đuổi nghề “gõ đầu trẻ” mấy mươi năm qua. Thầy còn là người truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học sinh đồng bào Khmer biết đọc, biết viết chữ Khmer, giúp các em hiểu rõ hơn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Trong khuôn viên Khu di tích Mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc- Thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, hiện trưng bày hai tác phẩm điêu khắc rất đặc biệt. Hai tác phẩm này cũng đã vinh dự xác lập Kỷ lục Việt Nam vào năm 2014, gồm: “Tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hình trống đồng Đông Sơn và 9 đầu rồng trên gốc cây nguyên khối lớn nhất Việt Nam” và “Tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hình hoa sen và 12 con giáp trên gốc cây nguyên khối lớn nhất Việt Nam”.
Theo số liệu ghi nhận, từ năm 2012 đến nay, anh Phạm Hoàng Khải đã vá trên 25.000m đường, xây mới, sửa chữa 22 cầu giao thông nông thôn, tổng giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.
Chiều ngày 20-6-2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp với Tạp chí Xưa và Nay, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tổ chức hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 190 năm ngày sinh, 110 năm ngày mất Nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị với chủ đề “Danh nhân Phan Văn Trị - một thế kỷ nhìn lại”.
Đình Thân Nhơn (tọa lạc ấp Thân Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) được lấy theo tên làng Thân Nhơn, lập vào thế kỷ XIX.Căn cứ vào Hồ sơ di tích lưu giữ tại Ban Quản lý di tích và lời kể của các vị cao niên: Trước đây cửa đình quay về hướng Tây Bắc, gồm vỏ ca (nay là Nhà Truyền thống của xã), vỏ quy, chánh điện, nhà việc, nhà thờ Tiên sư và nhà khói.
Ấp Kế Mỹ, xã Trường Bình trước đây (nay là ấp Kế Mỹ, xã Mỹ Lộc và khu phố Hòa Thuận 2, thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) từng nổi tiếng với nghề rèn. Ở đó, một thời người người, nhà nhà thổi lửa, rèn sắt. Nghề được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
“Gần 60 năm cuộc đời, tôi có bao giờ được tặng hoa đâu. Có lần, bán bánh ở chợ đêm thấy người ta bán hoa rần rần hỏi ra mới biết ngày lễ này, lễ kia”, là trải lòng của bà Lê Thị Liêng (SN 1962, ngụ khu phố Nhơn Hòa 2, phường 5, TP.Tân An, tỉnh Long An) khi được hỏi về ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10.
Miễu Điền (đình Mỹ Trung xưa) hiện tọa lạc tại ấp Mỹ Khương, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Thời vua Gia Long, có 2 làng Mỹ Trung và An Khương, thuộc tổng Kiến Thạnh, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường; năm 1936 thuộc tổng Thạnh Quang (thời Thiệu Trị và Tự Đức gọi là tổng Thạnh Quơn).