Đến Cà Mau, tôi ra bến tàu với dự định sẽ đi tàu cao tốc đến thẳng Đất Mũi thay vì đi đường bộ đến thị trấn Năm Căn rồi mới bắt ca-nô ra Xóm Mũi, huyện Ngọc Hiển. Ở nhà cứ nghĩ đến Cà Mau là Đất Mũi và U Minh ngay bên nách. Ai ngờ đến nơi còn phải đi tiếp 100 cây số đường sông nữa.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 138 TP Cần Thơ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, thực hiện nhiều hoạt động thiết thực trong Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ). Hội viên không chỉ chí thú làm ăn, góp phần phát triển kinh tế địa phương mà còn nhiệt tình tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.
Trong lúc tát ao phía sau nhà, lão ông Bạc Liêu bất ngờ bắt được con trê đuôi đỏ (con cá này được xem là "thủy quái" vùng Amazon) nặng khoảng 15 kg.
Thòi lòi là một loại cá sống trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Với diện tích rừng ngập mặn đứng đầu cả nước, Cà Mau được xem là “thiên đường” để cá thòi lòi sinh trưởng, phát triển.
Lâu lắm tôi mới có dịp về thăm lại quê mình là cù lao Dài vào đầu tháng 5-2018 (nay là 2 xã Quới Thiện và Thanh Bình). Niềm vui tràn ngập đầu tiên là thấy bộ mặt các xã đổi mới khang trang.
Mùa nước nổi, chợ số 10 (xã Vĩnh An, Châu Thành) là nơi tập kết và buôn bán cá đồng nhiều nhất miền Tây. Dù đêm hay ngày, nơi đây cũng tấp nập ghe, xuồng của ngư dân, tạo nên bức tranh sinh động của làng quê trù phú...
Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng, Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn. Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng, Ta thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ... Lời mở đầu bài thơ nói về chợ nổi Cái Răng của tác giả Huỳnh Kim (Cần Thơ) phần nào phản ánh nét đặc trưng vốn có của địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng đất Tây Đô.
Những ngày cuối năm, có dịp về phường Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc), chúng tôi được người dân giới thiệu về người đàn ông có khả năng “dẫn dụ” cá thiên nhiên, mỗi ngày “bỏ” tiền túi từ 250.000-500.000 đồng mua thức ăn nuôi cá. Đó là ông Phạm Văn Cường (Năm Cường, 64 tuổi, ngụ tổ 5, khóm Vĩnh Chánh 1).
Bạn đã dạo chơi chợ nổi ngày xuân? Nếu chưa, hãy về với quê tôi, dù không “nổi tiếng” như chợ nổi Cái Răng (TP. Cần Thơ) hay chợ nổi Ngã Bảy/Phụng Hiệp (Hậu Giang) nhưng chợ nổi Long Xuyên và chợ nổi Châu Đốc vẫn giữ được nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân vùng ĐBSCL. Chợ nổi quê tôi cũng như bao chợ nổi khác, tồn tại theo cách rất riêng.
Có dịp dùng xe máy lang thang khắp vùng cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới, An Giang), chắc hẳn mọi người sẽ có cảm giác yên bình thư thái, mang đậm dấu ấn của vùng sông nước. Cùng với phong cảnh đẹp, vườn cây ăn trái sum suê, di tích lịch sử được lưu giữ bao đời, cù lao Ông Chưởng còn hấp dẫn du khách bởi những làng nghề truyền thống được làm nên từ những con người tài hoa, cần cù và giản dị.
Năm nào cũng vậy, cứ đến gần Tết Nguyên đán thì chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) – chợ nổi hiện lớn nhất miền Tây - trở nên sôi động gấp nhiều lần so với ngày thường.
Trong ánh sáng yếu ớt, hiện ra trước mắt tôi là một con heo rừng đen thui chừng 80 kg, chạy ra khỏi đám sậy và phóng tọt xuống ao ven đường...