“Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy/Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào?”... Bài vọng cổ bất hủ của cố Soạn giả Viễn Châu được cất lên bởi đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, đã ăn sâu vào ký ức của bao thế hệ. Bài hát đã khái quát hành trình của ghe chiếu Cà Mau xuôi dòng về kinh xáng Phụng Hiệp-nơi con nước nối miền đất Mũi đến nơi hội tụ bảy nhánh sông huyền thoại miền Tây.
Vườn Quốc gia Tràm Chim (QGTC) có diện tích 7.313ha. Vườn QGTC nằm trên địa bàn các xã mới gồm: Phú Thọ, Tràm Chim, Tam Nông và xã An Hòa. Hè này, về với Vườn QGTC, du khách sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị từ thiên nhiên...
Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ lâm sản trên thị trường rất lớn, nhất là thị trường xuất khẩu. Nắm bắt cơ hội này, người dân trên đất rừng U Minh Hạ mạnh dạn phát triển nghề ươm giống keo lai, không những đáp ứng việc trồng rừng ở địa phương, mà còn xuất bán đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với số lượng lớn, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động.
Giữa những ngày của tháng 5 mang theo một chút oi nồng của nắng, cái rực rỡ của bầu trời và mùi đất bốc lên sau những cơn mưa đầu mùa. Ở Tắc Cậu, vùng đất cù lao nằm giữa 2 con sông: Cái Lớn và Cái Bé, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, bắt đầu một mùa vụ khóm chín trải dài trên những luống ruộng bạt ngàn xanh mướt. Từ tháng 5 đến tháng 6, khắp vùng của xã Bình An - nơi được ví như thủ phủ khóm của miền Tây, nông dân lại tất bật vào vụ thu hoạch, những trái khóm to căng mọng được người nông dân xem như món quà của đất trời. Không ồn ào, không rộn ràng tiếng máy móc, mùa khóm ở đây lặng lẽ và bình dị như chính người dân nơi đây.
Mùa mưa đến cũng là lúc nông dân trong tỉnh tích cực chuẩn bị làm bầu, làm đất, gieo hạt, tỉa cành, bón phân... cho vụ mùa mới.
Khi mùa lễ hội Ok Om Bok tưng bừng, dòng sông Maspero cũng khoác lên mình tấm áo rực rỡ, hội tụ cả tinh thần lẫn văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Không chỉ là nơi diễn ra những cuộc đua ghe Ngo đầy hào hứng, dòng sông này còn là nhịp cầu nối giữa truyền thống, hiện tại và tương lai của vùng đất Sóc Trăng giàu bản sắc văn hoá các dân tộc.
Là nông dân chính gốc, anh Ðỗ Huy Mân, ấp Cái Giếng, xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước thích tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi các mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Anh là một trong những nông dân ở huyện tiên phong thực hiện mô hình tôm siêu thâm canh, nuôi cua hộp nhựa, mang lại thu nhập cao.
Trên 120 km là dọc dài địa phận hành chính tỉnh Cà Mau tính từ trung tâm tỉnh lỵ (TP Cà Mau) đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển).
Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.
Thành phố Ngã Bảy vừa tổ chức thành công Tuần lễ du lịch và xúc tiến đầu tư, với nhiều sự kiện điểm nhấn, đây là vùng đất mang đậm nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử và giàu tiềm năng phát triển. Giờ đây, nhắc đến địa danh này, đâu chỉ nhớ mỗi bài ca cổ bất hủ “Tình anh bán chiếu”...
Khoảng tháng 5/1975, sau ngày thống nhất đất nước, ba tôi nắm tay dắt tôi đi xuống huyện Vĩnh Châu, thuộc tỉnh Sóc Trăng, để gửi tôi cho anh Tám Dử, anh cô cậu ruột của tôi đang làm Phó chủ nhiệm Hậu cần Huyện đội, để tôi thoát ly làm cách mạng. Năm đó tôi mới 15 tuổi.
Sau hành trình dài nỗ lực “Đưa đàn Sếu trở về” của cộng đồng nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng, đặc biệt là những người bạn đến từ Vương quốc Thái Lan, cuối tuần qua, tại Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim, huyện Tam Nông, UBND tỉnh Đồng Tháp đã long trọng tổ chức Chương trình tiếp nhận 6 cá thể Sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan về Việt Nam. Sự kiện không chỉ là cột mốc quan trọng trong công tác bảo tồn Sếu, mà còn là biểu tượng sống động của tình hữu nghị quốc tế, tinh thần chung tay bảo vệ thiên nhiên không biên giới, không phân biệt màu da sắc tộc...