Chương trình sự kiện “Cà Mau - Ðiểm đến 2025” nhằm tiếp tục quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Cà Mau thông qua các sự kiện, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và thương mại được tổ chức định kỳ đến với du khách trong và ngoài nước.
Cuối năm, anh em, con cháu trong nhà lại xôm tụ về cùng nhau tát đìa bắt cá. Nhà anh Chín Long (Ðường Hải Long, ấp Bảy Ghe, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) có 9 anh chị em. Vụ này anh lên đìa cá, mấy anh chị em về làm phụ nên chỉ trong một buổi sáng là xong.
Miệt Thứ là tên gọi chỉ vùng bán đảo Cà Mau xưa, hay vùng U Minh Thượng hiện nay của tỉnh Kiên Giang. Vùng này có 4 huyện gồm An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận. Muốn về vùng quê một thời được xem là hoang sơ, khắc nghiệt và đầy khó khăn, phải đi qua địa bàn An Biên. Những năm qua, cùng với sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, các đảng viên trẻ huyện An Biên sau khi xuất ngũ đã bổ sung vào đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở và tích cực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nơi “cửa ngõ” Miệt Thứ.
Hướng tới xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH), giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để không chỉ nâng cao nhận thức mà còn nâng cao năng lực ứng phó trong cộng đồng dân cư.
Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức chuyến khảo sát thực địa và buổi tọa đàm tư vấn bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Di tích Bảo Tiền. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đều đánh giá rất cao giá trị của di tích, vừa là chứng tích của công cuộc giữ đất, vừa là dấu tích kiến trúc liên quan đến thành cổ ở Nam Bộ.
Những ngày cuối năm 2024, chị Lê Bị Bỉ, ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, rơi vào cảnh trắng tay khi miếng vuông gần 50 công giáp cửa biển Bắc Bồ Ðề đã bị sóng biển đánh trôi, xoá sổ hoàn toàn. Sạt lở, nước biển đã ập vào ngập tận chân nền nhà - tài sản duy nhất còn lại của gia đình. Dù ra sức bao ví, giữ gìn nhưng trước sự cuồng nộ của sóng gió, chị Bỉ cũng không biết có thể cầm cự được bao lâu nữa.
Ở cửa biển Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), lúc rạng sáng, hàng trăm tàu đánh bắt thuỷ sản cập cảng Sông Ðốc và các điểm thu mua, với khoang thuyền đầy các loại cá, mực... tạo nên khung cảnh mua bán tấp nập. Hàng chục xe tải lớn nhỏ chờ sẵn để lên hàng, chuyển về khắp các tỉnh, thành phố.
Bằng tình yêu với nghệ thuật truyền thống, nhiều bạn trẻ tại tỉnh đã khôi phục việc tạo hình cổng cưới, con vật, tiểu cảnh… bằng lá dừa của cha ông ngày xưa tưởng chừng mai một. Từ những chiếc lá dừa mộc mạc, đơn sơ được các bạn trẻ “thổi hồn” vào thành các sản phẩm sống động, góp phần giữ gìn nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ.
Bước vào tháng mười, gió chướng từ ngoài khơi kéo về giằng co quyết liệt để giành ngọn với từng cơn bấc lạnh lùng, mưa cũng cố gắng trút hết những giọt sầu chất chứa nghìn năm, con nước rong ngầu đục phù sa tràn đồng chuẩn bị cho một vụ mùa tươi tốt. Và đó cũng là mùa so đũa trổ bông.
Hợp tác xã Chế biến than 2/9 tại ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, huyện Năm Căn hoạt động đã trên 20 năm. Ða phần không đất canh tác, nhiều người bôn ba từ xứ khác về đây lập nghiệp. Tuy vất vả nhưng vì mưu sinh, những người lao động nơi đây vẫn bám trụ, hiện có 19 hộ duy trì làm nghề, mỗi hộ có từ 2-3 lò. Có 2 hộ bị ảnh hưởng sạt lở nên không còn đất cất nhà để tiếp tục theo nghề...
Đến hẹn lại lên, vào tháng 7-11 (âm lịch), khi cơn gió bắt đầu se lạnh, nước cũng dâng cao hơn, cá tôm mập ú, hoa súng nở trắng đồng, rau thì xanh mơn mởn... cũng là lúc bông điên điển bắt đầu trổ, khoe sắc vàng rực soi bóng khắp các bờ kênh, tạo nên khung cảnh đặc sắc, nên thơ, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 đánh dấu mốc son lịch sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam. Để ghi nhớ, gìn giữ và tiếp tục phát huy những giá trị lịch sử của sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954, tối nay (16/11) tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954 và đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia địa điểm tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.