Hàng năm, cứ đến mùa nước nổi, khi các cánh đồng đã phủ một màu trắng xóa là thời điểm các hoạt động mưu sinh diễn ra hết sức sôi nổi và nhộn nhịp. Ngoài giăng lưới, đặt lờ, đặt lọp... người dân còn có thêm thu nhập từ nghề săn bắt chuột đồng.
Súng ma - một loài bông súng vô cùng đặc biệt chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi, lúc này đang đem lại nguồn lợi kha khá cho người dân ở vùng An Giang, Long An, Đồng Tháp… Nhưng muốn thu hái loài bông súng có chiều dài tới 6-7m này, người dân phải săn tìm ở những cánh đồng biên giới giáp ranh, nơi thượng nguồn châu thổ.
Nhớ một ngày mưa, mưa rả rích kéo dài suốt cả đêm, sáng hôm sau mưa lại càng thêm nặng hạt. Đang ngồi bó gối trong nhà nhìn những bọt mưa bong bóng trôi theo dòng nước ngoài sân…
Là một trong những nghề thường xuất hiện vào mùa nước nổi ở Long An, đẩy côn là loại hình bắt cá khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng giúp người dân có thêm thu nhập. Tuy nhiên, vì nguồn thủy sản ngày càng khan hiếm, hiện nay đẩy côn không còn nhiều người dân sử dụng.
Năm 17 - 18 tuổi, Hồ Văn Trung ở Cà Mau bị sốt cao kéo dài. Điều lạ lùng là sau khi cắt sốt, chiều cao của Trung phát triển bất thường, từ 1,7m giờ đã vượt lên 2,5m.
Đặc biệt, cũng nhờ lợi thế mùa nước nổi nơi đầu nguồn, người dân huyện Tân Châu, tỉnh An Giang đã áp dụng thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả cao, nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân lúc nông nhàn.
Nước lũ tràn về hiện đã phủ trắng các cánh đồng ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An, cũng là lúc người dân thu hoạch bông súng, hay cá linh để kiếm thêm thu nhập.
Sau 1 lần phát hiện cơ thể mình "hút" được các dụng cụ bằng inox, người đàn ông thử "hút" luôn chiếc bàn inox nặng hơn 20 kg.
Ấp Giồng Bàng nằm cách trung tâm xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự khoảng 5km. Nơi đây được mệnh danh là “ấp đảo” vì là 1 trong 2 khu vực trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thường xuyên bị chia cắt và cô lập hoàn toàn khi mùa lũ về, nhưng cuộc sống của người dân luôn thắm đượm tình làng nghĩa xóm.
Họ sống giữa biển, trong căn nhà nhìn xa như một tổ chim. Họ đi lại trên dây, uống nước bằng chai, ngủ bằng lưới… Biển rộng bao la và nhiều lúc hào phóng với ngư dân, nhưng đôi lúc cũng ép họ vào… cửa tử và chỉ có điều kỳ diệu xảy ra mới giúp họ tồn tại. Nghe lạ, nên tôi quyết định tìm đến với những “tổ chim” trên vùng biển Tây Nam.
Đêm qua tôi lại nằm mơ thấy cha. Trong giấc mơ, cha dắt tay tôi đi qua những mùa nước nổi. Hàng chục mùa mưa bão đã đi qua, kỷ niệm cứ thế mà đong đầy trong trái tim tôi theo năm tháng. Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ, miền Tây quê tôi lại vào mùa nước nổi, con nước từ thượng nguồn sông Mê Kông ồ ạt đổ về mang theo bao nhiêu phù sa, bao nhiêu tôm cá, miền Tây thơ mộng hữu tình như một bức họa đồng quê.
Ở chợ "ma" Tha La, chẳng ai nhìn rõ mặt ai trong cảnh mua bán tối mò. Người mua cầm đèn pin chọn lựa cá, còn ngư dân đeo đèn chóa trên đầu cân cá, đếm tiền.