Giữa bốn bề là tràm, Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm (Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh) gần như là nơi đầu tiên của tỉnh Cà Mau thực hiện khôi phục và bảo tồn động vật hoang dã. Có loài nằm trong sách Ðỏ, thuộc dạng quý hiếm được gìn giữ. Khám phá vườn thú nơi đây, nhiều câu chuyện hấp dẫn mở ra từ những người dành trọn tâm huyết và tình yêu với động vật hoang dã.
Huyện Ngọc Hiển là một trong những địa phương của tỉnh Cà Mau có thế mạnh về du lịch. Huyện đang đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch gắn với môi trường sinh thái giúp du khách được trải nghiệm không khí trong lành của thiên nhiên, hướng đến phát triển du lịch xanh.
Cách trung tâm huyện Vị Thủy (Hậu Giang) chưa đến 3 km, làng trầu Vị Thủy rộng hàng chục ha đã tồn tại, phát triển gần trăm năm qua. Đây được xem là làng trầu duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một trong hai làng trầu của miền Nam và cả nước có diện tích lớn và tồn tại lâu đời.
Ngành công nghiệp không khói của Kiên Giang đang hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, với những con số tăng trưởng khá ấn tượng. Nhằm trợ lực để du lịch trở thành một "trụ cột" phát triển vững chắc, Kiên Giang đang đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, thu hút du khách.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang đến nhiều cơ hội cho ngành du lịch. Theo đó, cuối năm 2022, Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Sóc Trăng ra mắt, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của du lịch tỉnh nhà theo xu hướng chung của du lịch Việt Nam.
Toàn huyện Lai Vung có 7 làng nghề, trong đó làng nghề đóng xuồng, ghe xã Long Hậu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Qua đó, huyện Lai Vung luôn quan tâm bảo tồn và phát triển các làng nghề, nghề truyền thống nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của địa phương, nhất là việc khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề phát triển sản xuất, tích cực tham gia chương trình OCOP, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm làng nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Thời gian qua huyện Phụng Hiệp đã quan tâm, tạo điều kiện cho người dân phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, từ đó góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Nằm phía bắc đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, làng chài Rạch Vẹm là một trong những điểm hoang sơ được khá nhiều du khách tìm đến tận hưởng không gian yên bình và khám phá văn hóa bản địa.
Kiên Giang đặt mục tiêu năm 2023 đón 350.000 lượt khách quốc tế tham quan, nghỉ dưỡng và chỉ qua 2 tháng đầu năm đã có hơn 140.000 lượt du khách đặt chân đến Kiên Giang (trên 40% kế hoạch). Điều này cho thấy các giải pháp phục hồi du lịch của Kiên Giang đang phát huy hiệu quả.
Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, hoạt động du lịch (DL) nông nghiệp (NN) nông thôn ở Bến Tre đã được khai thác với nhiều loại hình và sản phẩm DL như: DL tham quan các vườn dừa, vườn cây ăn trái, DL trải nghiệm sống trong nhà dân và tham gia sinh hoạt với người dân, tham quan và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống… Thời gian gần đây, DLNN đã tạo được các điểm nhấn, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Cồn Chim (ấp Cồn Chim, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) được du khách yêu thích với mô hình du lịch xanh, bền vững. Người dân làm du lịch trên nền tảng nông nghiệp thuận tự nhiên, vừa khai thác văn hóa bản địa vừa gìn giữ môi trường.
Khu mộ Hội đồng Suông tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) là một công trình được xây dựng bằng đá cẩm thạch với nhiều nét kiến trúc độc đáo. Khu mộ đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh, ngày càng thu hút nhà nghiên cứu và du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.