Bến Tre còn được mệnh danh là “Vương quốc dừa” bởi nơi đây có diện tích trồng dừa hơn 70.000ha, với sản lượng 600 triệu trái/năm. Xứ Dừa Bến Tre vốn là miệt vườn sông nước hữu tình, với nhiều loại trái ngon và nhiều món ngon hấp dẫn du khách. Theo Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2030, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Bến Tre trở thành điểm đến hấp dẫn, cạnh tranh cao và thuộc tốp dẫn đầu trong khu vực, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy, du lịch Vĩnh Long đã có những bước phát triển vững chắc. Đó là cơ sở để giai đoạn kế tiếp khắc phục những hạn chế, đặc biệt là những giải pháp phục hồi du lịch vượt qua khủng hoảng dịch COVID-19; tiếp tục phát triển du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Năm 2021, ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải trải qua những khó khăn chưa từng có tiền lệ. Ở trong nước, sau 4 đợt bùng phát dịch trên diện rộng từ đầu năm 2020, ngành du lịch phải đối mặt với khó khăn, năm sau nặng nề hơn năm trước. Năm 2021 là năm thứ 2 bị tác động bởi đại dịch, hoạt động du lịch vẫn gần như bị đình trệ hoàn toàn và du lịch Đồng Tháp cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Vườn quýt hồng của chú Mui (khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) chính thức đón khách từ ngày 17 đến 27-1. Đây là vườn quýt hồng tại Cần Thơ được trồng theo phương pháp hữu cơ, cũng là lần đầu tiên mở cửa đón khách. Vườn có diện tích rộng khoảng 6.500m2, với hàng trăm gốc quýt hồng. Đây là thời điểm quýt đương rộ, trái chín trĩu cành, căng mọng nước.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, các công ty du lịch lữ hành tất bật chốt tour, kiểm tra dịch vụ, đảm bảo hành trình du xuân cho khách an toàn, suôn sẻ. Ðiều này cho thấy, thị trường du lịch đã dần ấm lên theo diễn biến tích cực từ việc kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và các địa phương có điểm du lịch.
Với vị trí địa lý thuận lợi, chỉ cách trung tâm thành phố Vĩnh Long 40 km, cù lao Dài là một dải đất phù sa trù phú trên dòng Cổ Chiên, gắn liền với những câu chuyện lịch sử thời kỳ khẩn hoang lập ấp, thuộc địa phận hai xã Thanh Bình và Quới Thiện, huyện Vũng Liêm.
Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, các doanh nghiệp du lịch tại miền Tây đang kết hợp quảng bá hình ảnh với nâng cao chất lượng dịch vụ để duy trì, phát triển bền vững trong tình hình mới.
Theo thống kê của Phòng Văn hóa - Thông tin TP Sa Đéc, trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2022 vừa qua, các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố đón gần 20 ngàn du khách đến tham quan, chụp ảnh. Năm nay, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng các điểm du lịch vẫn mạnh dạn đầu tư thêm nhiều tiểu cảnh và trò chơi mới lạ để thu hút du khách nên phần lớn các điểm mở cửa đều có khách.
Khởi động cho năm 2022, Vườn nho Ba Tuấn ở xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự đã tiếp đón những vị khách đầu tiên đến tham quan trải nghiệm trong ngày đầu năm mới 2022.
Giám đốc Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long Phan Văn Giàu nhấn mạnh, điều tiên quyết trong phục hồi du lịch hiện nay là "mở cửa phải gắn với an toàn, an toàn mới mở cửa".
“Một trong những nguyên nhân cản trở sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta là do thiếu các mô hình tổ chức và quy trình sản xuất hiệu quả; thiếu các nguồn vật tư phù hợp cho sản xuất (phân bón, thuốc BVTV sinh học), nhưng điều quan trọng hơn là thiếu chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho nông sản hữu cơ”.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành Du lịch Bạc Liêu đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp du lịch lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng.