
Quang cảnh hội thảo.
Tại hội thảo này, các tỉnh đã tập trung phân tích và chia sẻ nhiều nội dung như: Tổng quan thực trạng sản xuất tôm - lúa tại tỉnh Bạc Liêu; Chia sẻ kết quả thực hiện cải tiến kỹ thuật mô hình tôm - lúa, thuận lợi, khó khăn và một số định hướng phát triển đến năm 2030; Đánh giá hiệu quả về kinh tế, môi trường và giải pháp cải tiến kỹ thuật mô hình luân canh tôm - lúa tại tỉnh Kiên Giang; Thực trạng, hiệu quả về kinh tế, môi trường đối với mô hình kết hợp tôm - rừng tại tỉnh Cà Mau; Chia sẻ kết quả và đánh giá hiệu quả về môi trường, giảm phát thải đối với giải pháp cải tiến mô hình luân canh tôm - lúa, tôm - rừng; Thảo luận các vấn đề về hiệu quả kinh tế, tác động môi trường thúc đẩy đầu tư và liên kết chuỗi trong sản xuất, chính sách thúc đẩy các mô hình trọng điểm của vùng ĐBSCL; Chia sẻ kinh nghiệm triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao”, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và giải pháp phát triển trong thời gian tới tại tỉnh Sóc Trăng…

Nông dân tỉnh Kiên Giang thu hoạch tôm càng xanh trên đất lúa.
Từ thực trạng sản xuất của các địa phương, các nhà khoa học, nhà quản lý và nông dân các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp cho phát triển mô hình sản xuất lúa - tôm và tôm - rừng gắn với phát triển bền vững. Đồng thời, nêu ra những sáng kiến, kinh nghiệm và đề xuất phát triển các mô hình sản xuất “thuận thiên” thích ứng với BĐKH.
Theo L.D (Báo Bạc Liêu)