“Bạc Liêu là xứ cơ cầu/ Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu”. Đó là chuyện của… ngày xưa, giờ sông Bạc Liêu cá chốt đâu mà nhiều đến vậy. Muốn ăn phải ra chợ tìm mua. Cá chốt có ở chợ cũng nhiều nhưng thỉnh thoảng mới mua được cá chốt trứng. Nhắc đến cá chốt trứng thì món ưu tiên hàng đầu trong danh sách ẩm thực của các bà nội trợ phải là cá chốt trứng kho sả ớt.
Nhắc đến dừa trong văn hóa ẩm thực người Bến Tre, ngay lập tức người ta sẽ liên tưởng đến một loạt các món ăn, từ dân dã, mộc mạc đến cầu kỳ, phức tạp.
Có dịp đến với Hà Tiên (Kiên Giang), du khách nào cũng được giới thiệu một món ăn rất độc đáo của xứ này là món cà xỉu. Chỉ cái tên cũng đã đủ làm nên sự hấp dẫn của món ăn, bởi hiếm khi nào bạn có dịp được nghe nhắc một đặc sản lạ lùng đến thế.
- Từ lâu, Đồng Tháp được mệnh danh là xứ sở sen hồng. Vào mùa nước nổi (từ tháng 8 đến tháng 11), sen nở rộ khắp nơi. Không chỉ tạo nên phong cảnh hữu tình, sen còn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực của Đồng Tháp với những món ăn dân dã.
Tại vùng đất miền Tây với nhiều kênh rạch, trù phú cá tôm, nên từ xa xưa người dân nơi đây đã có sáng kiến đem những "sản vật" này đi phơi khô, từ đó có thể chế biến thành các món khô đặc sản trong ẩm thực, được dân nhậu rất ưa thích.
Tỉnh Sóc Trăng được xem là nơi làm ra món ăn nổi danh bún vịt nấu tiêu. Món này do người Hoa chế biến đầu tiên, theo dòng thời gian được thêm thắt, biến tấu khác nhau.
Miền Tây vốn nổi tiếng là vùng đất có nhiều loài cá đặc sản ngon không đâu sánh bằng. Trong đó, không thể không kể đến cá cóc – loài cá ngay từ cái tên đã gợi sự tò mò, thú vị; nhưng khi thưởng thức rồi, thực khách mới biết món ăn nổi tiếng này cũng bình dân, chân chất như chính tính cách người dân bản xứ.
Ngày tết, mùi nước mắm cá linh, cá cơm sông hậu thơm lừng chính là hương vị “rặt ri” miền Tây đặc trưng nhất ở cồn Sơn. Dường như ai tới cồn Sơn lỡ nghe mùi nước mắm đồng đều không khỏi lao xao trong lòng.
Huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp được biết đến là xứ sở của các món ngon từ thịt trâu, đặc biệt là món khô trâu do các cơ sở nơi đây chế biến phục vụ khách hàng cả nước.
Có thể nói rằng, trong nét văn hóa ẩm thực của vùng duyên hải Gò Công, tỉnh Tiền Giang, người dân nơi đây đã sáng tạo ra một món ăn rất độc đáo “vừa lạ vừa quen” từ con cua biển, đó là món nham (gỏi nham).
Bên cạnh cảnh quan hùng vĩ của núi rừng, vùng Bảy Núi (An Giang) còn được biết đến bởi những món ăn mang đậm nét đặc sản rừng thiên nhiên. Các món ăn này không phải muốn là có ngay, mà người ăn cần phải kiên nhẫn đợi đến mùa, nếu ai đó đã từng thưởng thức qua một lần thì sẽ nhớ mãi không quên.
Đến Tp. Hà Tiên (Kiên Giang), rất nhiều du khách thường chọn mắm ghẹ sữa mang về làm quà cho người thân bởi món ăn này có hương vị thơm ngon đặc trưng của vùng biển phía Tây Nam. Ghẹ sữa tại đây thịt săn chắc, vị ngọt, vỏ mỏng. Ghẹ làm mắm phải là ghẹ còn sống, tươi ngon, trọng lượng bình quân từ 30 đến 40 con/kg.