Ngày 22-11, Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ tiếp nhận 535 hiện vật, cổ vật do nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Ẩn (trú số nhà 93/2, đường Chế Lan Viên, Khu phố 5, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) hiến tặng.
Mới đây, trong một buổi giao lưu tại Cần Thơ, nghệ nhân Chín Quý trình diễn những cây đờn “có 1 không 2” nhưng âm thanh thì réo rắt, giàu cảm xúc. Những cung điệu “hò, xự, xang, xê, cống” cứ ngân lên theo từng cung phím một cách độc, lạ chưa từng có. Ai cũng thán phục một nghệ nhân tài hoa.
Vẽ tranh tường là một trong những nghề đang thịnh hành hiện nay, qua đó điểm tô cho không gian sống thêm phần sinh động, tạo nên phong cách riêng, đồng thời tạo điều kiện cho các thợ vẽ thỏa niềm đam mê sáng tác và có thêm thu nhập.
Ở các ngôi chùa Khmer Nam Bộ, tùy theo cách thức thể hiện mà hình ảnh rắn thần Naga lại hàm chứa những ý nghĩa khác nhau...
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tân Nhuận Đông, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Hội thi hoa phong lan toàn quốc năm 2020 được tổ chức tại Vĩnh Long, với sự tham dự trên 800 nghệ nhân đến từ 179 CLB, hội lan của 63 tỉnh, thành phố và gần 1.000 tác phẩm.
Với mong muốn làm đẹp cho đời và thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo của tuổi trẻ, thời gian qua, Câu lạc bộ (CLB) Cổng cưới miền Tây của nhóm đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) xã Mỹ Long (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) không ngừng tạo ra những sản phẩm đẹp, từ thiên nhiên, đáp ứng thị hiếu của khách hàng, góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc…
Trung tâm Văn hóa TP Cần Thơ đang tham gia Hội thi Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 80 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23-11) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức. Ngoài chuẩn bị chương trình văn nghệ thi diễn và xe tuyên truyền, đơn vị TP Cần Thơ còn sẵn sàng cho 2 đêm diễn tại quận Ninh Kiều và quận Cái Răng với sự tham dự của nhiều đơn vị tham gia hội thi.
Hạt gạo trắng ngần thơm ngon tự bao đời giúp ta no lòng nay còn trở thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tuy dung dị nhưng chứa đựng bao nét đẹp chân - thiện - mỹ, đó là tranh gạo rang. Từ những bờ tre, ruộng lúa, những dòng sông yên ả đến những nét thư pháp mạnh mẽ mà uyển chuyển hay nụ cười hiền hậu của cô thôn nữ... đều hiện lên sống động qua từng tác phẩm tranh gạo rang một cách lôi cuốn, mê hoặc.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống hát bội, hơn 60 năm gắn bó với nghệ thuật hát bội, nghệ nhân Nguyễn Thị My (ấp An Hương 2, xã Mỹ An- Mang Thít) đã trao truyền, đào tạo nên nhiều nghệ nhân tài danh. Dù nghệ thuật hát bội đôi lúc thăng trầm, cuộc đời nghệ nhân cũng lắm gian truân, nhưng đến tuổi về chiều, nghệ nhân Nguyễn Thị My vẫn muốn tiếp tục cống hiến trọn đời cho nghệ thuật hát bội.
NXB Văn hóa - Văn nghệ TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức giao lưu, giới thiệu loạt sách về mỹ thuật truyền thống ở Nam bộ: “Gốm Cây Mai - Đề ngạn Sài Gòn xưa”, “Gốm Sài Gòn” và “Tranh tường Khmer Nam Bộ”. Loạt sách được các tác giả dày công nghiên cứu, không chỉ có giá trị về mỹ thuật mà còn cho thấy mỹ thuật truyền thống Nam Bộ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này. Đồng thời nhắc nhớ sự tài hoa của những nghệ nhân từ xưa đến nay, khắc họa phần nào khung cảnh lao động và sinh hoạt ở đất phương Nam.
Kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê tỉnh Sóc Trăng (năm 1920-2020), ngày 29-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng tổ chức Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê. Dự Liên hoan có 3 đoàn nghệ thuật sân khấu Dù kê không chuyên của tỉnh Sóc Trăng là Ánh Bình Minh, Sơn Nguyệt Quang và Ron Ron.