Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.
Dù cộng cư lâu đời với dân tộc Kinh, Hoa và các dân tộc khác tại vùng đất Bạc Liêu, nhưng đồng bào dân tộc Khmer vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, bao gồm trang phục. Đặc biệt, sự độc đáo trong trang phục phụ nữ Khmer truyền thống đã góp phần làm phong phú nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Toạ lạc ở sát ngã tư đường Ngô Quyền, bên kia là Quảng trường Phan Ngọc Hiển, Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm giáp ba bề là cây xanh, chốn này yên bình đến nỗi hằng ngày có thể nghe tiếng lá rơi, tiếng chim hót gọi bầy... Vốn được biết đến là nơi thể hiện niềm yêu kính của người dân Cà Mau đối với Bác, cho nên khi đến đây, lặng ngắm không gian thương thuộc này, người ta có cảm giác đâu đó có bóng hình lãnh tụ...
Trong số những tiềm năng du lịch hiện có, Bạc Liêu cũng có thế mạnh riêng về lĩnh vực du lịch văn hóa để phát triển công nghiệp văn hóa, bắt kịp xu hướng của cả nước. Và các di tích lịch sử - văn hóa chính là “mỏ vàng” nếu được khai thác bài bản hơn nữa.
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vùng ĐBSCL, nổi bật với sự phong phú của nền văn hóa Khmer, đặc biệt là các chùa Khmer với hệ thống biểu tượng kiến trúc độc đáo. Những biểu tượng này không chỉ phản ánh tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Khmer, còn là di sản văn hóa quý báu của tỉnh Vĩnh Long. Việc bảo tồn và phát huy giá trị biểu tượng kiến trúc chùa Khmer là nhiệm vụ quan trọng, nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo ra giá trị du lịch bền vững cho địa phương.
Sáng nay (29/8), đồng chí Trần Quốc Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tỉnh, Trưởng ban tổ chức Cuộc thi chủ trì lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác, quảng bá hình ảnh đẹp Trà Vinh (đợt 1), với chủ đề “Nét đẹp nông thôn mới tỉnh Trà Vinh”.
Từ những cách làm hay, hiệu quả, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) thị xã Long Mỹ có những điểm nhấn ấn tượng.
Vu lan Thắng hội - là lễ hội truyền thống với sự giao thoa các yếu tố văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở huyện Cầu Kè. Hiện nay, các cung thờ ông Bổn gồm Minh Đức Cung (chùa Giồng Lớn, xã Hòa Ân) thờ ông Nhứt; Vạn Ứng Phong Cung (chùa Giữa, xã Hòa Ân) thờ ông Nhì; Vạn Niên Phong Cung (chùa Chợ, thị trấn Cầu Kè) thờ ông Ba và Niên Phong Cung (chùa Cây Sanh, xã Tam Ngãi) thờ ông Tư). Công trình kiến trúc và các hoạt động lễ hội là sự dung hợp các giá trị văn hóa độc đáo của 03 dân tộc Hoa, Kinh và Khmer ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Dù thu nhập không cao nhưng hiện vẫn còn nhiều phụ nữ ở thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, vẫn gắn bó với nghề chằm nón lá.
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XVI năm 2024 diễn ra từ ngày 13 đến 16-11 (nhằm ngày 13 đến 16-10 âm lịch) tại huyện Gò Quao (Kiên Giang).
Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024.
Hội diễn “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” lần thứ XIX, năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Trà Vinh. Thông qua 14 chương trình của 14 đơn vị tham gia, chúng tôi nhận thấy có sự đầu tư rất chỉn chu, với chất lượng nghệ thuật cao. Trong đó, ấn tượng nhất là những tiết mục giới thiệu đến người xem những hình ảnh đẹp, những đặc thù của từng địa phương “đất chín rồng”.