Khi hoa xuân bắt đầu khoe sắc cũng là lúc nhà nhà, người người lại tất bật chuẩn bị cho những lễ hội đầu xuân.
Từ chiếc khăn quấn đầu tránh nắng, vắt vai thấm mồ hôi của người dân Nam Bộ, nay khăn rằn đã trở thành món đồ thời trang được giới trẻ ưa chuộng. Không chỉ vậy, khăn rằn còn được thổi làn gió mới, biến tấu thành nhiều sản phẩm và còn được mang ra thế giới như một món quà tặng đậm hồn dân tộc.
Ở cái tuổi ngoài 50, bà Bảy Muôn vẫn luôn trăn trở làm sao tìm được người để truyền thụ lại những kinh nghiệm làm bánh truyền thống.
Tết này, nếu bạn chưa biết phải đi đâu chơi, có thể cân nhắc đến thăm làng Chăm (ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu), ghé cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Mohamad để được hòa mình vào văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm nơi đây. Chắc chắn, bạn sẽ nhận về nhiều thú vị khó quên!
Dù có lúc thăng trầm, nhưng những người phụ nữ ấy vẫn cần mẫn theo đuổi nghề thủ công truyền thống. Với họ, đó là niềm tự hào, ngoài nhu cầu sinh kế còn hàm ẩn ý nghĩa về cội nguồn.
Miền đất Long An không chỉ nổi tiếng về những địa điểm du lịch sông nước, nơi đây còn có nhiều di tích lịch sử lâu đời. Đó là ngôi nhà 100 cột có tuổi đời hơn 100 năm, khắc họa những tinh hoa trong kỹ thuật chạm trổ, hài hòa trong thiết kế, được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia.
Từ lâu đời các nhà sư ở các chùa Khmer Nam bộ đã biết dùng lá thốt nốt để viết và lưu giữ những pho kinh kệ cổ nhưng dùng lá thốt nốt để “vẽ” tranh thì chỉ mới xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ 20.
Trong một lần tìm chị Đặng Thị Vẹn (nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã An Thạnh Trung, Chợ Mới) để xin tư liệu viết bài báo Xuân Ất Dậu 2017, tình cờ tôi nhìn thấy cổng nhà có 2 chú heo con chỉ cách nhà chị hơn 60 bước chân.
Với những pha biểu diễn đẹp mắt, hòa quyện giữa nét đẹp tâm linh và võ thuật truyền thống được nhiều người ưa thích, múa lân - sư - rồng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi độ Tết đến xuân về. Bởi hình ảnh của lân- sư- rồng tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng…
Ngôi đình là hình ảnh không thể thiếu ở mỗi vùng quê. Mỗi dịp Tết đến, ngôi đình càng trở nên nhộn nhịp với nhiều lễ hội truyền thống, cầu mong mưa thuận, gió hòa, công việc được nhiều thuận lợi và cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Mới tập tành chơi mai được vài năm, nhưng anh Nguyễn Văn Út (45 tuổi, ở phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) đã sở hữu những “lão” mai vàng bách niên, với dáng độc, lạ, trị giá hàng tỷ đồng.
Tết đến xuân về, trên mâm cỗ của mỗi gia đình người dân Nam Bộ đều không thể thiếu món bánh tét. Nếu ngoài Bắc, ngày Tết có bánh chưng xanh, thì trong Nam lại là đòn bánh tét.