28 năm từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, có việc làm ổn định và xây dựng được tổ ấm đơn sơ là một hành trình dài và nỗ lực phi thường của chàng trai không tay Nguyễn Minh Trí (sinh năm 1992, quê ấp Tây An, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang). Em đã viết nên câu chuyện “cổ tích” có thật giữa đời thường và là tấm gương sáng cho biết bao hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật như em noi theo.
Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ở giữa. Quốc kỳ là biểu trưng cho quốc gia, là biểu tượng của dân tộc, là niềm tự hào của mọi công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ở giữa xuất hiện lần đầu tiên trên cả nước trong cuộc khởi nghĩa tháng 11 năm 1940 ở tỉnh Mỹ Tho, nó là biểu tượng sáng ngời của ý chí kiên cường, tinh thần đấu tranh quật khởi của nhân dân ta quyết giành lại bằng được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Ý chí và tinh thần đó đã phát huy cao độ, làm nên những chiến công thần kỳ "chấn động địa cầu" góp phần tạo nên thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
20 năm qua, bà Hồ Thị Thúy Loan, ở khu vực 4, phường VII, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang), cùng các thành viên của Tổ cơm, cháo, nước sôi miễn phí (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang) nấu những bữa cơm, suất cháo cho bệnh nhân nghèo. Với bà Loan, có thể chia sẻ bớt gánh nặng, giảm thêm phần lo toan với người bệnh là bà thấy vui lòng.
Quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng có rất nhiều sự kiện mang đậm dấu ấn lịch sử, mỗi sự kiện chứa đựng những bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng quý báu cho Đảng và nhân dân ta. Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23-11-1940 ở Nam Bộ nói chung và Bến Tre nói riêng là một trong những sự kiện như vậy.
Lịch sử khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ cho thấy, thông thường mỗi làng hoặc đơn vị tụ cư thường có một đình làng. Vậy nhưng, ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng, hiện có đến 4 ngôi đình, đó là: Thạnh An, Cái Đôi, Phú Trung và Cái Sâu.
Thực sự rất buồn. Những chợ nổi đẹp, lâu đời, sầm uất một thời mà tôi từng đi giờ chỉ còn trong ký ức.
Đền thờ Ân sư tiền vãng còn gọi là miếu “Tiên sư” hay nôm na là đền “Thờ thầy”, định vị tại tọa độ: 10°14’15,5”N, 106°22’38,0”E, trong khuôn viên trường Tiểu học Phú Thọ, mặt tiền giáp với đường Nam kỳ khởi nghĩa, nằm trong khu vực các trường phổ thông cận kề nhau có trên 3 ngàn học sinh đang theo học, thuộc phường An Hội, TP. Bến Tre.
Tại xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An có một ấp tên là Xóm Chùa. Trước đây, ấp có tên là Mương Ông Bường. Tên ấp Xóm Chùa được hình thành từ khi trong ấp có 4 ngôi chùa lần lượt “mọc lên”. Đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến là chùa Phước Lâm.
Chỉ là một nông dân bình thường nhưng ông Võ Văn Lộc (Út Lộc, ngụ ở ấp Hòa Tân, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) đã thành lập đội xây cầu từ thiện, xây dựng hàng trăm cây cầu giao thông nông thôn cầu được xây bằng bê tông cốt thép, giúp người dân đi lại thuận lợi và vận chuyển hàng hóa dễ dàng.
Đất nước mình có đến hàng ngàn kí-lô-mét bờ biển và rất nhiều vùng quê từ Bắc - Trung - Nam thường được gọi bằng một danh từ chung là xứ biển. Người xứ biển, sinh tồn trên “đầu sóng - ngọn gió”, nên tuy đời sống rồi tâm linh tín ngưỡng ở mỗi vùng có sự khác biệt, nhưng điểm chung đặc trưng chính là sự can trường và mạnh mẽ.
Mỗi thành phố đều được hình thành bên cạnh một dòng sông. Thành phố trẻ Tân An (tỉnh Long An) cũng vậy, kênh Bảo Định là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Tân An.
Dự án Làng tái định cư ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn (Cà Mau), do Hội Chữ thập đỏ Thuỵ Sĩ tài trợ từ năm 2003-2013. Làng gồm 280 căn nhà, 1 trường tiểu học và các công trình phụ như năng lượng mặt trời, hệ thống nước sạch, khu phơi cá, vá lưới, máy sấy tôm và một số hợp phần sinh kế khác... với tổng vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng.