Sau thời gian trùng tu, chỉnh trang khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương (Kiên Giang), đến nay danh thắng cấp quốc gia này khoác lên mình diện mạo mới đẹp hơn, sạch hơn. Nhiều du khách ấn tượng, thích thú với khu du lịch này và cho biết sẵn sàng quay lại cùng bạn bè, người thân.
Cuối tháng 4 này, về xứ U Minh, du khách sẽ được trải nghiệm chuỗi hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch… độc đáo, hấp dẫn của “Hương rừng U Minh”, một sự kiện trong Chương trình “Cà Mau - Điểm đến 2022”. Chào đón du khách không chỉ là các điểm tham quan, các hoạt động được chuẩn bị công phu, mà còn là nét đẹp mộc mạc, tự nhiên của đất và người U Minh.
Nhằm khôi phục hoạt động du lịch (DL) trong bối cảnh tỉnh Đồng Tháp và cả nước kiểm soát được đại dịch Covid-19; từng bước phục hồi thị trường khách DL quốc tế và nội địa theo hướng linh hoạt, an toàn, góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch về mở cửa lại hoạt động DL trên địa bàn tỉnh trong điều kiện bình thường mới. Theo đó, UBND tỉnh đề ra mục tiêu trong năm 2022, phấn đấu thu hút 3 triệu lượt khách DL, tổng thu từ DL đạt 1.000 tỷ đồng.
Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Khánh thành Ðền thờ Vua Hùng tại TP Cần Thơ, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Liên hoan Ðờn ca tài tử Quốc gia lần thứ III và Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2022 (diễn ra từ ngày 6 đến 11-4-2022); TP Cần Thơ tổ chức chương trình tham quan du lịch hưởng ứng các sự kiện. Theo đó, chương trình tham quan sẽ tập trung giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng, tiêu biểu qua các loại hình: du lịch sông nước, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh…
Tương lai không xa, ngành du lịch vùng sông nước Cửu Long sẽ từng bước khẳng định lại vị thế, thương hiệu du lịch miệt vườn trong trạng thái bình thường mới.
Tạo điểm nhấn hấp dẫn cho khách du lịch đến TP Cần Thơ nói chung, quận Ninh Kiều nói riêng, đồng thời góp phần phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân; tổ chức quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương... là mục tiêu quận Ninh Kiều hướng đến nhân sự kiện tổ chức tuyến phố đi bộ vào cuối tháng 4 này.
Du lịch sinh thái đang dần trở thành điểm đến lý tưởng của các du khách trong dịp lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Thời điểm này, vườn cây ăn trái tại điểm du lịch sinh thái Tiên Định, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự vào mùa cho trái sum suê.
Theo Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, với lợi thế thỏa thuận liên kết giữa thành phố và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa dòng khách hai chiều.
Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL được xem là đột phá, mở ra nhiều triển vọng khai thác tiềm năng du lịch phía Nam. Hình thành hơn 2 năm, nhất là phải trải qua nhiều khó khăn do dịch COVID-19, các hoạt động liên kết vẫn được duy trì. Ðây cũng là tiền đề để hoạt động du lịch của vùng nhanh chóng bắt nhịp trở lại, thích nghi trạng thái bình thường mới.
Đầu năm 2022, lượng du khách đến Đồng Tháp tăng mạnh. Đây là tín hiệu vui cho ngành du lịch và hứa hẹn 1 năm sôi động từ nhiều hoạt động phục hồi du lịch được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) cũng như Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư (XTTMDL&ĐT) triển khai.
Quý I-2022, tỉnh ước đón 1.578.639 lượt khách du lịch, tăng 31,1% so cùng kỳ năm 2021, đạt 28,2% kế hoạch năm; trong đó, khách quốc tế ước 26.036 lượt, đạt 13% kế hoạch năm, tổng thu khoảng 1.408 tỷ đồng, tăng 5,1% so cùng kỳ năm 2021, đạt 18,2% kế hoạch năm.
Người dân sẽ chỉ bỏ ra chi phí thấp nhất, nhưng sẽ được tận hưởng đầy đủ các dịch vụ, vui chơi tốt nhất…