Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/ TW của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, ngành “công nghiệp không khói” của tỉnh Bạc Liêu đã có những bước tiến rất quan trọng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Bạc Liêu trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam - điểm du lịch hành hương nổi tiếng trong và ngoài nước của TP. Châu Đốc (An Giang), lượng du khách đến đây tăng dần qua từng năm (6 tháng đầu năm 2019, đón trên 3,5 triệu lượt du khách, tăng 18,9% so cùng kỳ).
Với phong cảnh non nước hữu tình cùng những huyền thoại linh thiêng vùng Bảy Núi, huyện Tịnh Biên đang sở hữu tiềm năng lớn về du lịch (DL). Hiện nay, huyện miền núi này đang tích cực nâng chất cơ sở hạ tầng giao thông, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư và đa dạng hóa các dịch vụ phục vụ du khách.
Khi con nước ngoài sông Hậu, sông Tiền chuyển dần sang màu đỏ của phù sa cũng là lúc các hoạt động du lịch (DL) mùa nước nổi tại An Giang sôi động hẳn lên. Đến với An Giang vào thời điểm con nước tràn đồng, du khách sẽ được tận hưởng loại hình DL sinh thái rất đặc thù, mang đậm chất văn hóa của sông nước miền Tây Nam Bộ.
Thông tin từ Sở Du lịch Kiên Giang cho biết, trong tháng 7 năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan du lịch tại Kiên Giang ước đạt 921.146 lượt, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Tuy giàu tiềm năng nhưng ngành du lịch của Hậu Giang mới chỉ bước những bước ban đầu, chưa có nhiều sản phẩm ấn tượng được thương mại hóa và cạnh tranh được với các địa phương khác.
Vườn chim Bạc Liêu tọa lạc tại khóm Kinh Tế, phường Nhà Mát, Thành phố Bạc Liêu. Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu di chuyển trên đường Cao Văn Lầu hoặc đường Ninh Bình, đi về hướng biển đông khoảng 4km, quẹo phải qua cầu Vườn Chim 1km, du khách sẽ đến được Khu du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu.
Chỉ từ 2 cây siro, một nhà vườn ở Gò Công Đông (Tiền Giang) đã tạo nên điểm nhấn du lịch nông nghiệp. Châu thổ cuối nguồn Mê Công cần được “đánh thức” từ những tài nguyên bản địa do chính tay người nông dân tạo dựng.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp (lúa, cây ăn trái, rau màu) và thủy sản lớn nhất Việt Nam. Nơi đây cũng có khí hậu thuận lợi quanh năm nên có thể làm du lịch cả 4 mùa. Tuy nhiên, du lịch nông nghiệp (DLNN) ĐBSCL chưa phát triển xứng với tiềm năng…
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa đưa chương trình “Đờn ca tài tử tại không gian nhà vườn, điểm du lịch” thí điểm trình diễn lần đầu tại Khu du lịch Lung Cột Cầu (Phong Điền) kể từ ngày 21-7.
ÐBSCL là vùng nông nghiệp lớn nhất nước. Nơi đây, có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, bốn mùa cây ăn trái trĩu quả, tôm cá đầy ghe…, khó nơi nào sánh được. Ðó là nguồn tài nguyên quý giá để ÐBSCL phát triển du lịch nông nghiệp.
Nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười nổi tiếng của miền Tây, Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) có diện tích hơn 7.300 ha với cảnh quan mênh mang sông nước tuyệt đẹp cùng một màu xanh của rừng tràm ngút ngàn. Năm 2012, VQG Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thế giới.