So với cùng kỳ năm trước, giá nhiều loại phân bón như Urê, DAP, NPK, Kali… tại vùng ĐBSCL giảm ít nhất từ 20.000-50.000 đồng/bao 50kg. Giá phân bón giảm do sức tiêu thụ chậm, trong khi nguồn cung dồi dào và có sự cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu sản phẩm phân bón trong nước và nhập khẩu. Đặc biệt, gần đây sức tiêu thụ phân bón giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm, khiến giá nhiều loại nông sản bị giảm mạnh. Do vậy, nông dân hạn chế mua phân bón phục vụ sản xuất cây trồng. Ngoài ra, giá nhiều loại phân bón nhập khẩu và nguyên, nhiên liệu đầu vào (xăng, dầu...) phục vụ sản xuất phân bón cũng giảm, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, kinh doanh phân bón giảm giá...
Do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi (DTHCP) nên tổng đàn heo của cả nước giảm trên 22,2 triệu con (giảm 18,5%), trong đó đàn heo nái giảm 3,2 triệu con (giảm khoảng 20%) và tổng sản lượng heo hơi xuất chuồng giảm khoảng 2,1 triệu tấn (giảm 6,5%) so với cùng kỳ. Trước tình hình này, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đang nỗ lực tái đàn, gắn với chăn nuôi an toàn sinh học, tránh dịch bùng phát và đảm bảo môi trường trong chăn nuôi.
Trong khi giá nhiều loại cá và loại thủy sản nước ngọt ở mức thấp thì giá lươn thịt tại nhiều địa phương ở vùng ĐBSCL vẫn duy trì ở mức khá cao.
Trong bối cảnh những tháng đầu năm 2020, khi nhiều ao nuôi phải hứng chịu các ảnh hưởng mặn khiến tôm chết hàng loạt thì các ao nuôi trải bạt sử dụng công nghệ cao (CNC) 2, 3 giai đoạn lại không bị ảnh hưởng bởi tình trạng trên.
Huyện Mỏ Cày Bắc đã triển khai các giải pháp đồng bộ đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng với các ngành nghề thân thiện với môi trường, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động nông thôn.
Hơn tháng nay, có dịp đi ngang tuyến tỉnh lộ 918, đoạn qua xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, nhiều người không khỏi ngạc nhiên, thích thú với những trái mãng cầu dai khổng lồ được bày bán ngay trước cửa nhà ông Hồ Văn Màu, 62 tuổi, ngụ ấp Thới An, xã Giai Xuân. Mỗi trái nặng trung bình từ 400gr đến trên 1kg, được vợ chồng ông Màu bán với giá 70.000 đồng/kg. Dù sản lượng thu hoạch chưa nhiều nhưng ông Màu đã kiếm được nguồn thu nhập đều đặn từ 1-1,2 triệu đồng/ngày từ loại trái cây này.
Vùng chuyên canh xà lách xoong Thuận An (TX Bình Minh) có tuổi đời khoảng 50 năm, tay nghề của nông dân ngày càng chuyên nghiệp hóa. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui trúng lớn trong nắng hạn, người dân vùng rau cũng còn trăn trở…
Hiện tại, cá tra nguyên liệu đang được thu mua với giá 18.000 - 18.500 đồng/kg, giảm từ 300 - 500 đồng/kg so với tháng trước khiến người nuôi cá tra lo lắng.
Dù bán với giá rất thấp, nhưng người nuôi cá tra vẫn chấp nhận vì nếu để lâu sẽ càng lỗ nặng bởi cá quá lứa, hệ số tiêu thụ thức ăn rất cao.
Thời gian qua, với sự quan tâm hỗ trợ, khuyến khích của ngành Nông nghiệp và chính quyền từ Trung ương đến địa phương, nông dân vùng ĐBSCL- vùng sản xuất lúa gạo chủ lực của cả nước- cũng đã đẩy mạnh sản xuất các loại lúa gạo thơm, đặc sản, chất lượng cao.
Mới đây, UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” TP Cần Thơ (Hội đồng OCOP). Hội đồng đã xét, đánh giá 5 đặc sản do quận Thốt Nốt đề xuất: mắm cá tra, rượu mận, nhãn Ido, bánh tráng ngọt và bánh tráng dừa. Đây là những sản phẩm OCOP đầu tiên được đưa ra bình xét, để công nhận sản phẩm OCOP sau gần 2 năm thành phố triển khai thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020.
Giá gạo xuất khẩu đang ở mức khá cao - 527 USD/tấn, kéo giá lúa trong nước tăng từ 200-300 đồng/kg so với cách đây 1 tháng và tăng từ 800-1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2019