Trong “cuộc chiến” chống dịch Covid-19, các doanh nghiệp Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn do chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ.
Sở Công thương tỉnh Hậu Giang đang tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu trong thời gian có dịch Covid-19.
Để đảm bảo ANLT trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo. Thủ tướng chỉ đạo Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng gạo các loại xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24-3-2020.
Hầu hết các chợ từ thành thị đến vùng nông thôn của tỉnh Tiền Giang đều rơi vào tình trạng giảm khách hàng từ 30-40% so với tháng trước.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều mặt kinh tế và đời sống người dân bị ảnh hưởng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở Cà Mau đang lao đao khi kim ngạch xuất khẩu tôm giảm, dự báo còn nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Thị trường bất động sản (BĐS) Cần Thơ năm 2020 kỳ vọng điểm sáng mới, song do tác động của dịch COVID-19 gây ra, lượng giao dịch quý đầu năm giảm sút đáng kể. Lo ngại dịch bệnh, người dân, nhà đầu tư cũng hạn chế đi xem đất, giao dịch mua bán khiến thị trường thêm trầm lắng. Khó khăn về đầu ra đã và đang tác động đến các đơn vị trong ngành BĐS.
Những năm gần đây, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) Cần Thơ đã thực hiện thành công 2 dự án về nhân giống các loại hoa cấy mô cấp thành phố và Trung ương. Qua đó, xây dựng được cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật vững vàng, hoàn thiện các quy trình, hệ thống sản xuất giống cấy mô, đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo vùng chuyên canh sản xuất hoa chất lượng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập.
“Khi còn là sinh viên, trong một lần đi thực tế đến vùng Tây Nguyên, tôi đã bị mê hoặc với nhiều sản phẩm quà tặng độc đáo được chế tạo từ tre. Từ đó, tôi đã ấp ủ ý tưởng sản xuất sản phẩm từ tre” - Đó là tâm sự của anh Đào Nguyên Quang Kiệt (SN 1979) - chủ Cơ sở tre, gỗ Cường Thịnh thuộc ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.
Sau khi có cas nhiễm Covid-19 thứ 17 ở Hà Nội, một số nơi người dân đổ xô đi mua hàng hóa dự trữ. Tại An Giang, một số người dân có tâm lý hoang mang nên đi mua hàng tích trữ. Sở Công thương và các trung tâm thương mại, cửa hàng, siêu thị... khẳng định hàng hóa ở An Giang rất dồi dào, đủ cung cấp cho người dân. Khuyến cáo người dân không nên tập trung tích trữ hàng hóa, vì nguồn cung trên địa bàn đảm bảo không bị thiếu.
Ông Lê Văn Dũng ngụ ấp 3, xã An Phong, huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) đã thành công trong việc nuôi cá chép giòn, thu nhập vài tỷ đồng mỗi năm. Hiện với giá bán cá chép giòn từ 80.000 - 100.000 đồng/kg, mỗi năm, trang trại của ông Dũng thu hoạch hơn 200 tấn cá chép giòn.
Ngày 8-3, theo ghi nhận của phóng viên, tại vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) người dân cơ bản thu hoạch xong vụ lúa đông xuân. Tuy nhiên, do hệ thống kênh mương thủy lợi trong vùng khô cạn, nên việc bán lúa sau khi thu hoạch gặp nhiều khó khăn.
Cứ vào mùa lúa chín, những người chuyên làm dịch vụ môi giới cho chủ máy gặt, chủ ghe mua lúa nên người ta quen gọi là “cò”. Có không ít luồng dư luận khác nhau xung quanh lực lượng này, nhưng cho dù có đồng tình hay phản đối thì “cò” vẫn đang tồn tại như một mắc xích trong khâu tiêu thụ lúa gạo của người nông dân.