Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều loại bánh ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên, bánh quê vẫn có sức sống riêng, bền bỉ theo thời gian, mang đậm đà hương vị quê hương.
Hủ tiếu Mỹ Tho, bún gỏi già hay chả nướng chợ Gạo là những món ăn nhất định bạn nên thử khi đến thăm Tiền Giang.
Nhắc đến Cà Mau, người có tinh thần ẩm thực như tôi nghĩ ngay đến các đặc sản danh bất hư truyền của vùng đất bạt ngàn rừng đước: Bánh tằm cà ri cay, cua, cá sặc bổi, tôm khô, ba khía, bồn bồn, cá thòi lòi... Món nào tôi cũng đều có dịp ăn qua, dù không phải tại xứ sở Cà Mau. Riêng con cá thòi lòi khiến tôi tò mò nhất, vì chưa được thưởng thức mà nghe dân sành ăn tán dương quá chừng.
Du lịch Trà Vinh, bạn có thể thưởng thức bánh tét Trà Cuôn, ăn bún nước lèo,… nhưng đừng quên thử món cháo ám – món ăn đặc sản nức tiếng của vùng đất này.
Sau khi xong công việc đồng ruộng, người bình dân vùng đất miền Tây thường hay xách chĩa đi đâm lươn để kiếm bữa ăn chiều. Người ta cũng có thể bắt lươn bằng cách thả câu kiều, đặt lọp, đặt ống trúm,…
Từ món ốc bươu dân dã, phần lớn chỉ dành cho người nghèo, vậy mà gần đây nhiều nhà hàng ở miền Tây đã biến tấu thịt ốc bươu thành 8 món ngon độc đáo, gọi là ốc bát bửu, gồm: ốc giả ba ba, ốc mượn hồn, trứng ốc, chạo ốc, ốc hấp lá cách, chả giò ốc, ốc nướng tiêu, pa tê ốc.
Có thể nói rằng, trong nét văn hóa ẩm thực của vùng duyên hải Gò Công, tỉnh Tiền Giang, người dân nơi đây đã sáng tạo ra một món ăn rất độc đáo “vừa lạ vừa quen” từ con cua biển, đó là món nham (gỏi nham).
Khảo về cách nấu nướng, trong số các món ăn được ghi trong cuốn sách cổ viết bằng chữ Nôm nhan đề “Thực vật tất khảo tường kí lục” (nghĩa là tập ghi rõ ràng những phép phải khảo khi làm các món ăn, gọi tắt “Thực vật tất khảo”), theo học giả Hoàng Xuân Hãn, người sưu tầm và công bố, trong tư liệu viết tay cách nay trên 250 năm (khoảng thời Lê - Trịnh), có kể hơn 10 loại, mỗi loại có nhiều thứ.
Như nhiều khu chợ ở đồng bằng sông Cửu Long, tại các chợ ở Hậu Giang, bên cạnh đủ thứ hàng hóa, nông sản, thực phẩm, sẽ có khu vực dành cho bánh quê. Nói bánh quê cho dung dị, chứ những loại bánh “quê một cục” đó giờ có mặt trong nhiều nhà hàng, quán ăn sang trọng…
Kết hợp tinh tế những nguyên liệu dân dã hòa quyện cùng hương vị độc đáo, lẩu mắm từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc sâu nặng tình quê, mang đậm nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người dân miền sông nước ĐBSCL.
Về các tỉnh miền Tây Nam bộ, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn ngon. Nếu ở An Giang có món bún cá, Hậu Giang có bún mắm thì Sóc Trăng lại “níu chân” du khách bởi món bún nước lèo.
Đang mùa cua ngon mà rẻ, nên cứ vài hôm là nhà lại mua cua ăn trở bữa, hôm thì xào mặn, rang me, hôm thì xào dưa leo chua ngọt, làm chả, nấu súp…; hoặc lười thì chỉ cần luộc sả, chấm với nước mắm pha chanh đường thôi ăn cũng đã ngon. Hôm nay, cả nhà lại ăn cua, nhưng mà món mới - nấu chao.