Từ cà na - loại trái cây hoang dã “rụng đầy sông không ai thèm hái”, chị Nguyễn Thị Diễm Kiều, Chủ cơ sở rượu cà na Hòa Kiều (ấp Tân Thành, xã Tân Lập, Tịnh Biên, An Giang) đã chế biến thành loại rượu độc đáo. Món quà quý của vùng quê này đang được tham gia Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang năm 2020.
Chỉ với 100.000 đồng, bạn sẽ có một chuyến đi “no căng bụng” với toàn món ngon ngay tại trung tâm TP Cần Thơ. Đó là tuyến hẻm 51 nối dài đến bờ kè Hồ Búng Xáng, quận Ninh Kiều, nơi gần đây được giới trẻ lan truyền nhau danh xưng “thiên đường ăn vặt” trong hành trình khám phá vẻ đẹp đất Tây Đô.
Chỉ với 100.000 đồng, bạn sẽ có một chuyến đi “no căng bụng” với toàn món ngon ngay tại trung tâm TP Cần Thơ. Đó là tuyến hẻm 51 nối dài đến bờ kè Hồ Búng Xáng, quận Ninh Kiều, nơi gần đây được giới trẻ lan truyền nhau danh xưng “thiên đường ăn vặt” trong hành trình khám phá vẻ đẹp đất Tây Đô.
Được ví như “nhân sâm Việt Nam”, củ đinh lăng chứa nhiều thành phần, dưỡng chất quý. Củ đinh lăng khi ngâm rượu, nếu uống lượng vừa phải, điều độ sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Với việc tham gia Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang, sản phẩm rượu đinh lăng Ngọc Hân có cơ hội trở thành thành đặc sản An Giang, món quà được ưa chuộng của du khách gần xa.
Kết hợp hài hòa từ nhiều nguyên liệu sẵn có, cùng cách chế biến độc đáo, món bánh xèo dân dã đã trở thành món ngon thân thuộc không chỉ say lòng biết bao người thưởng thức, mà còn là món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực của người dân vùng sông nước ĐBSCL.
Cá đỏ dạ chiên tươi chấm nước mắm ớt đã ngon. Nhưng ngon hơn là khô cá đỏ dạ chiên. Ăn món này là thưởng thức vị beo béo, mằn mặn, ngòn ngọt lại rất bùi. Người dùng không phân biệt nổi mình dùng cá tươi, cá khô hay là mắm.
Nói đến bánh canh đất phương Nam thì vô vàn, từ nấu chung với cá lóc, hến, cua, heo, gà, vịt, bò viên… đến nấu "trơn" với đường và nước dừa, rắc chút mè. Trong rất nhiều "mồi ngon", thịt vịt lại được nhiều người thương nhớ, nhất là khi nấu với bánh canh bột xắt bằng tay và huyết nếp. Thịt vịt săn chắc, béo ngậy, nước lèo ngon ngọt, cứ vấn vương hoài trong dạ. Cái món gây thương nhớ không chỉ với dân xứ dừa mà cả kẻ tình cờ ghé ngang.
Sẵn nhà nuôi cá lóc trong bể lót bạt, chị Nguyễn Thị Kim Loan (giáo viên Trường Mẫu giáo Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) tận dụng làm khô, thành lập cơ sở khô cá lóc Kim Loan. Sản phẩm khô cá lóc đang chuẩn bị được thẩm định, công nhận sản phẩm OCOP tỉnh An Giang (Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm) năm 2020.
Với những du khách khi có dịp đi vía chùa Bà, khi ngang qua Long Xuyên, có lẽ chớ quên ghé lại thử một lần dùng món bún cá. Người dân ở đây thường giới thiệu về món ăn đặc sản này bằng thứ ngôn ngữ rất đỗi… An Giang là: “Mời mấy anh, mấy chị hãy ăn thử món này đi, êm lắm đó”! (ở An Giang để khen cái gì đó tốt, hay ngon miệng người ta hay dùng chữ “êm”).
Hồi nhỏ, mỗi khi có dịp theo mẹ đi chợ là tôi phải đòi cho bằng được cái bánh cam hay bánh còng thì mới chịu xuống xuồng về. Đến bây giờ, tôi vẫn còn mê món bánh dân dã đó, dù chợ quê ngày ấy hay nơi phố thị tôi sinh sống bây giờ có rất nhiều hàng quán với vô số món ngon vật lạ.
Buffet bánh dân gian Nam bộ do Xã Đoàn Lộc Hòa và Công ty Azcoach phối hợp tổ chức tại Trung tâm văn hóa xã Lộc Hòa (Long Hồ), vừa diễn ra sáng 4-7 nhưng thu hút rất đông thực khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, thưởng thức.
Nhờ vị chua, cay, mặn, ngọt và thịt cá béo, mềm mà lẩu chua cá vồ chó trở thành đặc sản khó quên trong lòng mỗi du khách khi đến với vùng sông nước Cà Mau, đặc biệt là đầm Thị Tường (xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân).