Tiền Giang là địa phương có rất nhiều đặc sản truyền thống nổi tiếng ở thị trường trong và ngoài nước trong đó có nhiều thương hiệu riêng có của Tiền Giang, nhưng việc phát triển các sản phẩm này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Quyết tâm theo nghề gia đình từ ngày xưa, ông Phạm Quang Tuyến ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) gầy dựng mô hình nuôi cá thác lác cườm và cá lóc theo hướng công nghiệp. Bên cạnh đó, từ năm 2009 tới nay, ông Phạm Quang Tuyến cũng dành tiền mua thức ăn để nuôi dưỡng đàn cá từ sông Tiền nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản thiên nhiên.
Sau một thời gian triển khai đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Đồng Tháp không chỉ quan tâm đến trồng cây gì, nuôi con gì,… mà còn chú trọng thay đổi tư duy sản xuất của nông dân.
Trái thanh trà từ lâu đã được xem là cây trồng đặc trưng của TX Bình Minh (Vĩnh Long). Tuy nhiên thời gian qua, vẫn còn bỏ ngỏ việc sử dụng trái thanh trà làm nguyên liệu sản xuất những sản phẩm đa dạng. Vì thế, việc đa dạng hóa sản phẩm cho trái thanh trà là một trong những vấn đề được quan tâm.
Hiện nay, vụ lúa Đông Xuân 2018 - 2019 (lúa vụ 3) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang bước vào thời điểm thu hoạch, tuy nhiên có nhiều diện tích lúa bị giảm năng suất do ảnh hưởng hạn, mặn.
Đất nhiễm phèn mặn không trồng được lúa nên cây trồng chủ lực của người dân xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) bấy lâu chỉ là cây mía, cây màu. Những năm gần đây, cây mía rớt giá, năng xuất thấp khiến người dân điêu đứng. Trong khó khăn, nhiều hộ dân ở đây rủ nhau trồng khoai cau (khoai sọ) lại trúng lớn.
Làng nghề đan cần xé ở ấp Kinh 3, xã Vĩnh Thuận, H.Vĩnh Thuận (Kiên Giang) hình thành và phát triển cách đây hơn 30 năm.
Thời gian gần đây, ở xứ Đồng Tháp, nông sản xoài không chỉ được bán trái mà nông dân còn đưa lên chậu để bán kiểng. Từ mảnh vườn sau nhà, nhiều cây xoài dáng vẻ gân guốc, độc - lạ được nông dân tuyển chọn đưa vào chậu làm bonsai. Mỗi chậu bonsai xoài có giá dao động từ 8 - 10 triệu đồng, với những chậu cây có dáng thế độc đáo sẽ có mức giá khoảng vài chục triệu đồng.
Thời gian gần đây, nhiều nông hộ ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) phát triển mạnh mô hình nuôi rắn ri cá, bởi loài động vật hoang dã này dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, ít bệnh và cho nguồn thu nhập rất cao.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ biểu dương Hậu Giang có cách làm bài bản trong xây dựng nông thôn mới, có những nỗ lực trong thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định công nhận huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018; công nhận thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018.
Vụ mùa Đông Xuân 2018-2019, nông dân trong tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi gần 200 ha đất trồng lúa sang trồng sen lấy gương, bình quân mỗi héc ta cho lãi từ 60 - 100 triệu đồng, lãi gấp 2 - 3 lần trồng lúa. Trồng sen ở Đồng Tháp nhiều nhất là ở các huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông và Cao Lãnh; trong đó, huyện Tháp Mười trồng gần 70 ha.