Ngày 24/4, tại Viện lúa ĐBSCL (TP Cần Thơ), Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và Công ty CP phân bón Bình Điền tổ chức hội thảo: “Giải pháp quản lý rơm rạ trên đồng ruộng kết hợp cơ giới hóa và cải thiện sức khỏe đất và ra mắt nhãn hiệu Gạo Việt xanh phát thải thấp”.
Được xem là “trụ đỡ”, là động lực tăng trưởng chính của tỉnh, để tiếp tục phát huy vai trò, thế mạnh của mình, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã và đang thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp tái cơ cấu, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao... Qua đó từng bước chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống người dân trên nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện Vĩnh Lợi chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước, với lượng rơm rạ thải ra hằng năm rất lớn. Đây là nguồn tài nguyên khổng lồ cần được khai thác đúng cách để nâng cao giá trị chuỗi ngành hàng lúa gạo, giúp phát triển bền vững, giảm phát thải. Qua đó, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra của Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (Đề án 1 triệu héc-ta lúa).
Với sự tập trung của cả hệ thống hội trong triển khai thực hiện chương trình công tác năm 2025, trong quý I-2025, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân; phát động thực hiện các phong trào, chỉ tiêu thi đua năm 2025. Nông dân tích cực hưởng ứng, góp công, góp sức thực hiện các công trình trọng điểm cũng như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các phong trào của hội.
Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái và phát huy giá trị của cây nhãn cổ Bạc Liêu, năm 2025, TP. Bạc Liêu đầu tư trên 1 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện Đề án “Bảo tồn nhãn cổ kết hợp với phát triển du lịch” và đặt nhiều kỳ vọng sẽ tạo nên những đột phá mới.
Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.
Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…
Tính đến nay, tỉnh đã trải qua 2 đợt xâm nhập mặn sâu nhất mùa khô 2024 - 2025 (đợt cuối tháng 2, đầu tháng 3 và đợt từ ngày 21 đến 27-3-2025). Dự báo, thời gian tới, các đợt xâm nhập mặn ít sâu hơn 2 đợt vừa qua. Trên địa bàn tỉnh, xâm nhập mặn có xảy ra nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến cây trồng, vật nuôi, nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân được đảm bảo, do các ngành, các cấp và người dân chủ động trong công tác phòng chống.
Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.
Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.