Nếu nhiều thanh niên nông thôn có xu hướng rời địa phương lên thành phố tìm kiếm việc làm, thì anh Trần Hoài Thư, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, quyết định ở lại quê nhà khởi nghiệp với mô hình nuôi ếch giống sinh sản, mang về nguồn thu nhập khá.
Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
Vào thời điểm này, tại nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh, nông dân đang tất bật vệ sinh đồng ruộng để xuống giống vụ lúa chính trong năm là Đông xuân. Tuy nhiên, theo nhận định của ngành chức năng thì thời tiết đầu vụ xuống giống không mấy thuận lợi nên người dân cần thực hiện theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn trong canh tác.
Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.
Những năm gần đây, mô hình nuôi ếch thương phẩm của người dân tăng cao, kéo theo cơ hội phát triển cho việc nuôi ếch giống. Nhận thấy nhu cầu ếch giống trên thị trường ngày càng lớn, anh Lê Văn Khánh Hải ở ấp Đông Lợi, xã Đông Bình, huyện Thới Lai đã mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình. Từ sự cần cù, chịu khó học hỏi, dám nghĩ, dám làm, sau gần 4 năm khởi nghiệp, mô hình nuôi ếch giống của anh Hải hoạt động ổn định, cho năng suất cao.
Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.
Gần đây, nhiều nơi nông dân làm nông nghiệp bằng ứng dụng thiết bị bay không người lái thay thế các phương pháp thủ công truyền thống, góp phần thay đổi tư duy để nhà nông bắt nhịp được với nền nông nghiệp thông minh (công nghệ 4.0).
Ngày 29/10, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) phối hợp với Sở NN&PTNT Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)” với sự tham gia của các chuyên gia nông nghiệp vùng ĐBSCL và các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau gồm: Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng.
Vụ lúa Đông xuân được xem là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, năng suất lúa ổn định thì giá lúa Đông xuân cũng cao hơn các vụ còn lại. Chính vì thế, thời điểm này nông dân trong tỉnh đã tích cực chuẩn bị chu đáo cho vụ lúa này.
Nâng cao sức khỏe đất trồng trọt gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phát thải thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH). Các hoạt động để nâng cao sức khỏe đất trồng trọt và quản lý dinh dưỡng cây trồng cần có sự quan tâm vào cuộc của tất cả các bên có liên quan.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Long An xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, góp phần đưa tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Do đó, công tác thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư phát triển nông nghiệp ƯDCNC luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.
Để mùa vụ nuôi tôm luôn thuận lợi, thì ngoài con tôm, nhiều hộ dân thả nuôi thêm một số loài thủy sản khác trong ao khi tôm đã thu hoạch xong (nuôi xen canh). Thông qua hình thức nuôi trên, hộ nuôi lợi cả đôi đường, vừa tăng thêm thu nhập, vừa cải tạo ao nuôi tôm.