Thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án); thời gian qua, ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở và người dân tại Hậu Giang đã, đang triển khai nhiều phần việc quan trọng và bước đầu mang lại những tín hiệu tích cực theo mục tiêu đề án đề ra.
Mạng Internet đang là công cụ đắc lực của nông dân trong sản xuất cũng như phát triển bán hàng. Những nông dân 4.0 không chỉ sản xuất hàng hoá mà còn là người bán hàng giỏi, chủ động hơn trong nắm bắt nhu cầu thị trường, giá cả, hạn chế thấp nhất tình trạng bị thương lái ép giá.
Năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh được dự báo vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình xâm nhập mặn, thiên tai, dịch hại diễn biến phức tạp... sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà. Tuy nhiên, toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết tâm triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp để hoàn thành đạt mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025.
Nông dân huyện Trần Văn Thời đang bước vào vụ thu hoạch bí đỏ (bí rợ). Đây là vụ mùa mang lại niềm vui lớn cho bà con khi vừa trúng mùa, vừa trúng giá.
Theo các nhà khoa học, tại ĐBSCL tình trạng khô hạn bước vào giai đoạn cao điểm, nước trên các con sông, kênh, rạch ngày càng xuống thấp; xâm nhập mặn (XNM) bắt đầu lấn sâu vào nội đồng, đe dọa sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân. TP Cần Thơ cũng như các địa phương trong khu vực ĐBSCL tập trung thực hiện nhiều biện pháp phù hợp với tình hình thực tế để chủ động ứng phó…
Những ngày qua, nông dân trên địa bàn tỉnh vui đón Tết nhưng vẫn không quên ứng phó nước mặn đang xâm nhập sâu vào nội đồng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của bà con.
Hoàn thiện, nâng cao các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh tham gia Chương trình OCOP; duy trì và nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP đã được công nhận; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP... hướng tới xuất khẩu, đó là những mục tiêu để các sản phẩm OCOP thật sự mang lại giá trị kinh tế cho người dân và phát triển bền vững.
Hợp tác xã nông nghiệp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Do đó, thời gian qua tỉnh Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện thúc đẩy kinh tế tập thể của địa phương phát triển, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của người dân.
Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất chú trọng số lượng sang chất lượng đang trở thành xu hướng tất yếu. Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã vận dụng tư duy này vào thực tiễn mang lại hiệu quả thiết thực.
Trước dự báo về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay diễn ra ở mức cao; do đó, ngành chức năng và người dân trong tỉnh đã, đang chủ động thực hiện nhiều công việc trọng tâm để ứng phó hiệu quả.
Trong những năm qua, đời sống đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh đã có những bước tiến vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Để có được thành công đó, ngoài sự chăm lo của Đảng và Nhà nước còn phải kể đến sự nỗ lực không ngừng vươn lên của đồng bào, góp sức xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng phát triển.
Từ con số khởi điểm khiêm tốn chỉ 3 hợp tác xã (HTX) hoạt động cầm chừng vào năm 1994, đến nay, sau 30 năm hình thành và phát triển, hệ thống HTX Đồng Tháp đã phát triển thần tốc, với hàng trăm đơn vị hoạt động hiệu quả, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của tỉnh. Đặc biệt, những năm gần đây, xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đã mang đến làn gió mới cho các HTX Đồng Tháp khi nhiều HTX đã thành công trong việc áp dụng công nghệ IoT vào sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch và mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các nền tảng thương mại điện tử.