Nhận thấy sự tiện lợi của thiết bị bay không người lái trong bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nhiều hợp tác xã, nông dân mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng, thậm chí là tiền tỉ để mua thiết bị này phục vụ sản xuất lúa và làm dịch vụ.
Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.
Quản lý chất lượng thủy sản được xác định là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản được tỉnh ta đặc biệt quan tâm.
Khi nói về cây ăn trái của huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), nhiều người thường nhắc ngay đến trái quýt đường (còn gọi là quýt vỏ xanh). Mặc dù huyện thuộc vùng đất trũng phèn, nhưng rất thích hợp trồng các loại cây có múi. Nhiều hộ dân trồng cây quýt đường tại địa phương này mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Theo các chuyên gia, đất lúa vùng ĐBSCL hiện đang đối mặt với tình trạng mất cân đối dinh dưỡng do khai thác quá nhiều và chưa đúng cách. Việc đẩy cao cường độ thâm canh, tăng vụ, sử dụng phân bón (PB) vô cơ chưa cân đối, chưa tuân thủ các quy trình canh tác tiên tiến đã làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, làm ảnh hưởng đến các tính chất sinh học đất. Do đó, cần có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PB, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người dân và giảm phát thải khí nhà kính.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12-4-2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết số 54/NQ-CP của Chính phủ với 12 chỉ tiêu cụ thể, 3 khâu đột phá và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Đồng thời, tập trung tuyên truyền nhằm đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 5 năm và hàng năm được thực hiện thống nhất, đồng bộ.
Xã Tân Hòa (huyện Châu Thành A) thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. Trong số đó phải nhắc đến mô hình nuôi ếch trong bể bạt kết hợp nuôi cá trê vàng dưới ao xả thải, mang lại thu nhập ổn định cho hộ gia đình.
Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân vận Huyện ủy Châu Thành, Ban Dân vận Thành ủy TP. Bến Tre vừa tổ chức tọa đàm bàn giải pháp nhân rộng các gương tập thể, cá nhân điển hình trong thi đua “Đồng khởi mới” xây dựng nông thôn mới (NTM). Thông qua tọa đàm nhằm đánh giá khách quan, đúng thực chất về tình hình, kết quả xây dựng gương điển hình “Đồng khởi mới” trong xây dựng NTM, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu những gương điển hình, cách làm hay, hiệu quả trong xây dựng NTM tại địa phương, đơn vị.
Tinh thần phát huy nội lực và tận dụng “thời kỳ vàng” không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà đã trở thành động lực thôi thúc toàn Đảng bộ và Nhân dân thành phố Vị Thanh chuyển hóa thành những hành động cụ thể.
Nằm trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, dự án nuôi dê thương phẩm được triển khai ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành A, trao cơ hội thoát nghèo cho hàng trăm hộ dân.
Khởi nghiệp từ nông nghiệp đang trở thành hướng đi đầy tiềm năng cho nhiều bạn trẻ. Anh Nguyễn Văn Hiền (SN 1994, ngụ phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) là một minh chứng. Trước đây, anh từng gắn bó với nghề bảo trì xe nhưng công việc này không phải đam mê và không mang lại nguồn thu nhập tốt. Sau thời gian suy nghĩ, anh quyết định tìm một hướng đi mới.
Mô hình trồng hoa phong lan của anh Nguyễn Nhật Hoàng Nhân, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang là một điểm sáng trong hoạt động phát triển nông nghiệp, bởi trồng hoa lan không cần diện tích đất lớn, song mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội về giá trị kinh tế, mô hình trồng hoa phong lan còn thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.