Phát triển nuôi chuyên thủy sản nếu không được đầu tư khép kín và xử lý tốt môi trường; người nuôi sẽ gặp nhiều rủi ro do tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), ảnh hưởng về thời tiết, môi trường... Mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản của nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang mở ra hướng đi hiệu quả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại TP Cần Thơ đã và đang tiếp tục có xu hướng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Dù vậy, Cần Thơ vẫn được đánh giá còn nhiều tiềm năng và dư địa cho phát triển sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong định hướng Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP Cần Thơ cũng đã xác định được nhiều không gian dành cho phát triển sản xuất nông sản hàng hóa lớn, xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao và Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL.
Khoảng 149 ngàn chậu cúc mâm xôi của 70 hộ dân tại huyện Chợ Lách đang đối mặt với việc chậm phân hóa mầm hoa và có khả năng chậm hoa, không thể ra kịp dịp đón Tết Ất Tỵ 2025. Ngành nông nghiệp huyện Chợ Lách đang tiến hành thí nghiệm nhanh, tìm giải pháp với mong muốn “cứu” những cây cúc mâm xôi này.
Nếu nhiều thanh niên nông thôn có xu hướng rời địa phương lên thành phố tìm kiếm việc làm, thì anh Trần Hoài Thư, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, quyết định ở lại quê nhà khởi nghiệp với mô hình nuôi ếch giống sinh sản, mang về nguồn thu nhập khá.
Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
Vào thời điểm này, tại nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh, nông dân đang tất bật vệ sinh đồng ruộng để xuống giống vụ lúa chính trong năm là Đông xuân. Tuy nhiên, theo nhận định của ngành chức năng thì thời tiết đầu vụ xuống giống không mấy thuận lợi nên người dân cần thực hiện theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn trong canh tác.
Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.
Những năm gần đây, mô hình nuôi ếch thương phẩm của người dân tăng cao, kéo theo cơ hội phát triển cho việc nuôi ếch giống. Nhận thấy nhu cầu ếch giống trên thị trường ngày càng lớn, anh Lê Văn Khánh Hải ở ấp Đông Lợi, xã Đông Bình, huyện Thới Lai đã mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình. Từ sự cần cù, chịu khó học hỏi, dám nghĩ, dám làm, sau gần 4 năm khởi nghiệp, mô hình nuôi ếch giống của anh Hải hoạt động ổn định, cho năng suất cao.
Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.
Gần đây, nhiều nơi nông dân làm nông nghiệp bằng ứng dụng thiết bị bay không người lái thay thế các phương pháp thủ công truyền thống, góp phần thay đổi tư duy để nhà nông bắt nhịp được với nền nông nghiệp thông minh (công nghệ 4.0).
Ngày 29/10, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) phối hợp với Sở NN&PTNT Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)” với sự tham gia của các chuyên gia nông nghiệp vùng ĐBSCL và các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau gồm: Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng.
Vụ lúa Đông xuân được xem là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, năng suất lúa ổn định thì giá lúa Đông xuân cũng cao hơn các vụ còn lại. Chính vì thế, thời điểm này nông dân trong tỉnh đã tích cực chuẩn bị chu đáo cho vụ lúa này.