Chúng tôi bon bon trên con đường nhựa thuộc ấp Tân Điền (xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), hỏi nhà chú Cường nuôi heo, ai cũng biết bởi người đàn ông này vừa là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, vừa gắn với nhiều biệt danh khác nhau như "lão nông điên", người "làm đâu thắng đó". Không những thế, chú còn góp không ít công sức, tiền của xây dựng địa phương.
Qua gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nông nghiệp của tỉnh đang phát triển theo hướng hàng hóa, tập trung, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm không ngừng nâng lên. Bước đầu, tỉnh xây dựng được chuỗi giá trị một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực; hình thành một số vùng sản xuất tập trung, đáp ứng ngày càng tốt hơn nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, trong 7 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh hơn 195.700 tấn, đạt 53,62% kế hoạch năm và tăng 7,25% so với cùng kỳ.
Nhận thấy mô hình Nuôi hươu lấy nhung mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại ít tốn công chăm sóc nên ông Lê Tấn Thanh Bình (SN 1957, ngụ xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) cũng thử sức.
Tại tỉnh Sóc Trăng, 13 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), có 70/80 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 4/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ XDNTM. XDNTM đã thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp, huy động cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia. Khi hoàn thành các tiêu chí NTM, diện mạo nông thôn các địa phương có sự đổi thay, đời sống người dân phát triển từng ngày.
Hơn 2 năm thành lập, Chi hội Nông dân (ND) nghề nghiệp “Trồng bưởi da xanh ấp Thành Long” thuộc ấp Thành Long, xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam duy trì và phát triển. Chi hội có 20 hội viên (HV) tham gia, với tổng diện tích canh tác 5,5ha (từ 2 - 5.000m2/HV).
Năm 2024 đánh dấu một vụ nuôi tôm đầy biến động với những thách thức đáng kể đối với người nuôi tôm. Tình hình giá cả thị trường và dịch bệnh trên con tôm khiến hộ nuôi gặp nhiều khó khăn, song điều này cũng thúc đẩy chuyển đổi từ phương pháp nuôi truyền thống sang nuôi tôm công nghệ cao (CNC).
Cách nay không lâu, Câu lạc bộ Nông dân tỉ phú, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp được thành lập. Đây là nơi để nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cùng nhau giao lưu, sẻ chia kinh nghiệm làm giàu và hỗ trợ nhau phát triển sản xuất.
Chiến dịch Giao thông nông thôn - Thủy lợi và Bảo vệ môi trường nông thôn đã giúp xã Trường Long Tây (huyện Châu Thành A) đổi thay từng ngày.
Với mục tiêu hồi sinh nguồn lợi cá đồng, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ (Trung tâm), thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, đã xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau. Mô hình này được triển khai trong thời gian 36 tháng (bắt đầu từ tháng 12/2021-11/2024).
Hiện nay, lượng phụ phẩm trong sản xuất và chế biến lúa gạo ở nước ta rất lớn và đa dạng. Việc tái sử dụng phụ phẩm lúa gạo được đánh giá sẽ mang lại nguồn kinh tế cao, giảm phát thải khí nhà kính...
Từ khi triển khai chương trình XDNTM, cán bộ, người dân xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm, gương mẫu trong tham gia XDNTM, nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu. Vì lợi ích chung của cộng đồng, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã hiến đất, hiến tiền, hiến ngày công… để làm đường nông thôn, trong đó có hội viên cựu chiến binh (CCB).