Vụ lúa Thu đông năm 2024, huyện Long Mỹ dự kiến xuống giống với diện tích 3.000ha, ước đạt năng suất 5,2 tấn/ha, sản lượng 15.500 tấn, đến nay đã hoàn thành hơn 50% kế hoạch, tập trung ở thị trấn Vĩnh Viễn, các xã Vĩnh Thuận Đông, Thuận Hưng và Xà Phiên.
Thầy Huỳnh Văn Bình, sinh năm 1976, cư ngụ ấp Xóm Gò, xã Tân Thanh Tây, dạy môn Sinh học tại Trường THCS Nguyễn Văn Bánh, xã Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc), đang nuôi lươn giống, lươn thịt trong bể nhựa và bể lót bạt đạt hiệu quả. Mô hình giúp thầy giáo Huỳnh Văn Bình thu lợi nhuận cao.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và công nghệ phát triển nhanh chóng, ngành nông nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức, cơ hội mới. Tại tỉnh Cà Mau, việc áp dụng công nghệ Internet of Things (IoT) trong nuôi thuỷ sản và công nghệ số trong quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, mang lại hiệu quả, sự đổi mới tích cực cho ngành.
“Thấy quê mình có sẵn vùng nguyên liệu nuôi tôm tôm càng xanh theo mô hình tôm - lúa khá lớn. Đây là đặc sản nổi tiếng được nhiều nơi biết đến. Trong khi giá cả con tôm bán ra còn bấp bênh, thu nhập của người nông dân thiếu ổn định nên tôi nghĩ phải làm ra cái gì mới mẻ để nâng cao giá trị cho con tôm càng xanh”, anh Nguyễn Hữu Nam, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú chia sẻ.
Thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống trong sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức có kinh nghiệm đã thực hiện thành công Dự án “Thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau”. Ðây là dự án khoa học, công nghệ với mục tiêu xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản, ương sò huyết giống đầu tiên tại tỉnh Cà Mau, góp phần ứng dụng khoa học vào sản xuất thực tiễn.
Mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị trao giấy chứng nhận MSC lần thứ 3 cho nghề nghêu Bến Tre, do Hội đồng Biển quốc tế (MSC) cấp. Cùng với đó, thị trường đang có nhu cầu nhập khẩu nghêu đạt chứng nhận MSC rất lớn, nên việc tái chứng nhận MSC lần thứ 3 sẽ tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho nghề nghêu Bến Tre. Điều này sẽ giúp nghề nghêu Bến Tre gia tăng tốc độ tăng trưởng sau thời gian giảm tốc vì gián đoạn chứng nhận.
Bên cạnh việc mạnh tay xử lý các tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường công tác quản lý đội tàu, Kiên Giang đang tích cực ứng dụng công nghệ số vào kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác thông qua hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDT).
Những ngày này, trên vùng biển Tây Cà Mau đang vào vụ “đông ken” thu hoạch con ruốc. Từ sáng sớm đến xế chiều, hàng trăm ghe, xuồng, vỏ lãi nhộn nhịp ra vào cửa biển khai thác ruốc. Người trên bờ cũng tất bật giăng giàn phơi, hối hả chở ruốc về phơi cho kịp nắng. Những giàn phơi dậy mùi ruốc khô hấp dẫn.
Chúng tôi vừa đến tham quan trang trại chồn hương Vân Anh tại Khóm 10, Phường 7, thành phố Trà Vinh. Đây được xem là mô hình chăn nuôi hiệu quả cao, tạo hướng đi mới cho nông nghiệp đô thị thành phố Trà Vinh.
Sau khi hoàn thành thu hoạch, nhiều nông dân ở TP Cần Thơ được thưởng tiền mặt khi trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính theo gói canh tác “1 phải, 5 giảm”.
Tại các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL, nghề nuôi nghêu thương phẩm đã và đang giúp người dân có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Đặc biệt, khi nghề nuôi nghêu tại Bến Tre được chứng nhận MSC lần 3, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của con nghêu, mở thêm cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
"Xác định xây dựng NTM không có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, vì vậy sau khi về đích NTM năm 2015, xã Tân Thành đã tập trung mọi nguồn lực, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM. Sau nhiều nỗ lực, đến nay xã Tân Thành đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM nâng cao", ông Trương Huỳnh Lãm, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thành, phấn khởi cho biết.