Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính tới thời điểm này, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đã phân bổ trên 4.900 tỉ đồng, cao hơn 1.350 tỉ đồng so với kế hoạch vốn năm 2022. Hầu hết các dự án chuyển tiếp đã hoàn thành thủ tục đầu tư, đây là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong điều kiện ngân sách khó khăn.
Năm 2022, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp huyện Tam Nông phối hợp triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ và hoạt động chăm lo đời sống dành cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn. Qua đó, đã tiếp thêm động lực giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 4,90% xuống còn 2,82% vào cuối năm 2022.
Thông qua việc học tập và làm theo Bác, ở các cấp hội phụ nữ huyện Ðầm Dơi xuất hiện những tấm gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả sâu rộng trong hội viên và cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện công tác giảm nghèo; phát triển kinh tế, văn hoá, an sinh xã hội ở địa phương.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, thanh niên Đồng Tháp đã bước vào quân ngũ, thực hiện nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; đoàn kết, quyết tâm hành động cao nhất để thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình thực tế, khắc phục khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Ðó là nội dung trọng tâm trong chương trình hành động của UBND tỉnh trong năm 2023 nhằm phục hồi và tăng tốc phát triển KT-XH.
Sáng nay (13/02), Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Năm 2022, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) quan tâm nhiều đến công tác xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, từ đó trên lĩnh vực này có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong công tác lập lại trật tự đô thị, thành phố vẫn còn nhiều mặt hạn chế.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An có nhiều mô hình, sáng kiến, giải pháp mới trong cải cách hành chính (CCHC) được triển khai, ứng dụng mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, phải kể đến sáng kiến xây dựng Nền tảng công dân số, ứng dụng “Long An Số” thúc đẩy phát triển xã hội số, nâng cao hiệu quả hoạt động CCHC của tỉnh.
Thời gian qua, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh là cầu nối gắn kết các tổ chức tôn giáo với xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp, tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...
Dự án (DA) Kè bảo vệ bờ sông Vàm Cỏ Tây (đoạn từ Trung tâm Bảo vệ sức khỏe đến kênh Vành Đai) là một trong những công trình được đầu tư nhằm khắc phục tình trạng sạt lở, xói mòn, đe dọa cuộc sống của người dân TP.Tân An, tỉnh Long An. Tuy nhiên, hiện nay, DA này chậm triển khai, gây bức xúc cho người dân.
Cảng An Thới, TP. Phú Quốc (Kiên Giang) những ngày đầu năm nhộn nhịp tàu cá cập và rời bến. Ngư dân Lê Minh Thâu, tàu cá KG 93669 TS tâm sự: “Năm 2022 vừa qua, được sự hỗ trợ của bộ đội Vùng 5 Hải quân, ngư dân chúng tôi không chỉ được mùa đánh bắt mà còn rất vững tâm mỗi khi vươn khơi, bám biển”.
Dự báo từ 9- 16/2, mặn có xu thế giảm so với tuần trước, các địa phương cần tranh thủ thời gian nước ngọt vận hành công trình tích trữ nước trước khi mặn tăng cao các tuần tiếp theo.