Tối 6/2, tại Đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An mở rộng năm 2023.
Ðình thần An Trạch (Tân Trạch) toạ lạc ngay ngã ba sông Cái Ngang, ấp Xóm Chùa, xã Hoà Thành, TP Cà Mau, hình thành lâu đời gắn với lịch sử khai khẩn vùng đất Cà Mau. Ngày 29/11/1852, vua Tự Ðức đã ban sắc phong thần cho Ðình thần An Trạch. Ðây không chỉ là nơi lưu giữ hiện vật có giá trị lịch sử, không gian trang nghiêm thờ cúng các vị thần có công với nước, mà còn lưu giữ giá trị văn hoá tinh thần trong đời sống người dân địa phương.
Hát bội vốn là bộ môn nghệ thuật truyền thống. Ở Nam bộ, hát bội gắn liền với văn hóa đình làng. Năm nay, người dân tham gia Lễ hội Làm Chay còn được thưởng thức nghệ thuật hát bội miễn phí.
Trong hai ngày 5 và 6/2 (ngày 15 và 16 tháng Giêng), tỉnh Long An tổ chức Lễ hội Làm Chay tại Đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành.
Tao đàn Chiêu Anh Các thành lập năm 1736, là nơi khai mở nền văn học Hà Tiên rực rỡ với những áng văn chương lừng danh một thuở, được xem như một trong những chiếc nôi của nền văn học miền Nam.
Sau thời gian gián đoạn do dịch COVID-19, năm nay, khi mọi hoạt động đã trở lại với nhịp sống bình thường, các lễ hội cũng được phép tổ chức với đầy đủ nghi thức và quy mô vốn có. Người dân huyện Châu Thành, tỉnh Long An lại được dịp nô nức, rộn ràng chuẩn bị cho cái tết thứ 2 của mình - Lễ hội Làm Chay!
Ngày 2/2, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Giồng Trôm long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 154 năm Ngày mất của cụ Tán Kế - Lê Quang Quan (12/1/1869 - 12/1/2023 âm lịch), tại Đền thờ cụ, xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm (Bến Tre).
Ở tuổi 84, nghệ nhân Trần Văn Đức (Trần Minh Đức, Hai Đức), đón niềm vui khi vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Trọn cuộc đời gắn bó với nghiệp đờn ca tài tử, cải lương, nghệ nhân Hai Đức còn là người sáng chế đờn sến 3 dây “độc nhất vô nhị”.
Cứ chiều chiều, giọt nắng vàng lọt qua ô cửa nhỏ, tôi lại một mình ra thăm khu vườn nhà bé nhỏ để hít thở bầu không khí trong lành, được ngắm nhìn những thân dừa cao cao, tàu dừa như chiếc lược.
Nét đặc trưng trong trang phục của người phụ nữ miền sông nước Cửu Long giang ngoài chiếc áo bà ba, chiếc khăn rằn choàng cổ, người ta không thể không nhắc đến chiếc nón lá.
Nhà cổ ở Bến Tre rất đa dạng về kiến trúc. Kiến trúc tương đồng với kiến trúc chung của nhà cổ Nam bộ. Hệ khung gỗ, mái ngói âm dương cổ kính, vách gỗ (hoặc gạch), nền kè đá chung quanh và được lát gạch tàu. Bên trong trang trí nhiều liễn đối, hoành phi gỗ trang trọng. Phía trước có khoảng sân rộng được trồng nhiều cây xanh toả bóng mát.
“Ví dầu cầu ván đóng đinh/Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/Khó đi mẹ dắt con đi/Con đi trường học mẹ đi trường đời”. Tiếng hát ru ầu ơ ngày xưa của má đưa giấc ngủ trưa của tôi trở nên bình yên đến lạ…