Quê tôi ở vùng Giáp Nước, Vàm Đình, thuộc huyện Cái Nước, cách Năm Căn chỉ vài chục cây số. Cái Nước được xem như miệt đồng gạch nối giữa hai cánh rừng U Minh và Năm Căn. Ở đây ruộng lúa là chính, xen lẫn với vườn dừa, vườn tạp, lung trấp, đầm lầy, rừng chồi…
Mỗi khi bị bệnh nặng, cần cấp cứu ở bệnh viện, nhiều người dân của ấp cù lao Đông Định, xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp lại gọi, tìm ông Nguyễn Văn Thuận (tên thường gọi Tám Thuận). Bởi, hơn 10 năm nay, ông Tám Thuận làm "dịch vụ" chuyển bệnh nhân miễn phí đến bệnh viện bằng tắc ráng (thuyền nhỏ và dài, có gắn máy).
Hơn 1 năm giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên (HSSV) TP Cần Thơ, anh Phương Tấn Ðạt đã xây dựng nhiều mô hình, chương trình thiết thực và hiệu quả để hỗ trợ cho người dân và thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố. Tháng 12-2021, anh Ðạt là 1 trong 10 cá nhân được Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2021.
Chùa Phước Định không khang trang, bề thế như nhiều cổ tự khác trong vùng. Tuy nhiên, chùa được nhiều người biết đến bởi có những câu chuyện, giai thoại ly kỳ.
Xây cầu, làm đường - trong ý nghĩ của mọi người thường là công việc của cánh đàn ông. Vậy mà, ở Đồng Tháp có một người phụ nữ luôn nhiệt huyết với công việc này, đó là cô Tám ở phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc. Bao năm qua, cô đã tích cực vận động các mạnh thường quân quyên tiền, góp công sức nối những nhịp cầu giúp cho người dân miền quê đi lại dễ dàng…
Cọp là mãnh thú, biểu tượng cho sự dũng mãnh và thế lực tốt chống lại tà độc. Đó chính là khởi nguồn cho tục thờ ông Hổ tại đình làng và dán bùa ông Cọp trước cửa nhà vào dịp tết.
Thấm thoát mà đã 50 năm kể từ ngày Mỹ và quân đội Sài Gòn lần đầu tiên ném bom 7 tấn xuống chiến trường Bến Tre, thuộc khu căn cứ Rạch Vọp (huyện Ba Tri). Hôm đó là ngày 4-10-1971 (nhằm ngày 16 tháng 8 năm Tân Hợi).
Trong những người có công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của huyện Châu Thành nói chung và trên quê hương anh hùng xã Phú Ngãi Trị nói riêng thì liệt sĩ Trần Văn Ngạn là một trong những người có nhiều đóng góp to lớn.
Trong các tài liệu địa chí Cà Mau, một nội dung quan trọng được đề cập xuyên suốt chính là tên gọi các địa danh. Nói hình tượng như Nhà thơ Nguyễn Khoa Ðiềm thì những lớp tiền nhân đi mở miền đất mới Cà Mau đã “gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân” (đoạn trích “Ðất nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng”). Quá trình hình thành, tồn tại, thay đổi của các địa danh ở Cà Mau có nhiều điều lý thú mà soi vào đó, người ta thấy được cả sự biến thiên về thời gian, bối cảnh xã hội. Ðó cũng là cách ứng xử, tư thế của con người với tự nhiên và cộng đồng.
Vùng đất Thạnh Hòa - Thạnh Xuân, Phụng Hiệp - Châu Thành tỉnh Cần Thơ, nơi đây trong hai cuộc kháng chiến có nhiều chiến tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia và địa phương, in đậm chiến công của Quân - Dân Cần Thơ. Tiêu biểu đó là: 4 trận Tầm Vu oai hùng, chiến thắng Chày Đạp, Phú Xuân, Một Ngàn. Cũng chính vùng đất quê này đã sản sinh ra nhiều người con làm rạng rỡ quê hương, có thể nói đến điển hình như: Lư Văn Điền (Tám Thanh); Lê Nam Giới (Năm Giới), Trần Thanh Mẫn, Đại tá Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Lê Hiền Tài, đã có 102 Mẹ Việt Nam Anh hùng; 531 liệt sĩ; 144 gia đình có công với cách mạng - biểu tượng sinh động chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Người trước ngã, người sau tiếp tục đứng lên… làm cho vùng quê tràn đầy sức sống cho tương lai.
Tinh thần tương thân tương ái, sự đoàn kết giúp đỡ nhau giữa hội viên tại các chi, tổ hội phụ nữ các cấp trong tỉnh đã thắp sáng ước mơ “an cư lạc nghiệp” cho nhiều chị em hội viên cơ sở.
Những ngày này nông dân làng hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) đang tất bật vào vụ Tết. Trong điều kiện bình thường mới với việc thương lái trở lại tiêu thụ ngày càng nhiều, người trồng hoa kiểng cũng hồ hởi hơn. Tuy nhiên, thị trường hoa kiểng Tết vẫn khá “ngập ngừng” khi dịch bệnh còn phức tạp và người trồng cũng phải tính toán kỹ cơ cấu từng loại giống, cây trồng để chủ động cho đầu ra.