Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng (Ngày hội) là sự kiện thường niên do UBND quận Cái Răng và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức, nhằm hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam (9-7), đồng thời cũng là sự kiện góp phần gìn giữ, gắn kết bảo tồn di sản Văn hóa chợ nổi. Năm nay, Ngày hội có nhiều hoạt động mới với đa trải nghiệm.
Ngành du lịch các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang nỗ lực làm mới, bổ sung sản phẩm trên cơ sở lợi thế các điểm đến gắn với miệt vườn xanh mát, sông nước hiền hòa, tăng trải nghiệm thu hút du khách.
Tối 3/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Long Hồ tổ chức vinh danh các Homestay đạt giải thưởng ASEAN và các hoạt động quảng bá du lịch cù lao An Bình.
Với lợi thế khí hậu ổn định, nhiều điểm đến gắn với miệt vườn, sông nước xanh mát, nhiều trải nghiệm đặc sắc, các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long thu hút lượng lớn du khách trong 6 tháng đầu năm và đang tiếp tục có những sản phẩm hấp dẫn giới thiệu đến du khách trong mùa du lịch hè năm nay.
Mũi Cà Mau được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cồn, bãi, như cồn Ông Trang, Cồn Mũi, bãi bồi, bãi Khai Long... Ðây là vùng đất bùn do phù sa lắng đọng pha lẫn với những hạt cát nhỏ bé liên kết lại với nhau tạo thành bãi bồi. Ðây cũng chính là nơi để con nghêu, con sò và các loài thuỷ hải sản sinh sôi, nhiều nhất là từ bãi Khai Long, Rạch Thọ… đến Mũi Cà Mau.
Đến Mũi Nai, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, ngoài tắm biển, thưởng thức hải sản tươi ngon, thăm thú Hà Tiên thập cảnh, du khách còn có thêm trải nghiệm tham quan, chơi đùa cùng bầy hươu, nai được nuôi trong khuôn viên khu du lịch.
Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.
Là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau, nhưng một thời gian dài không mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân chuyển sang mô hình sản xuất mới, làm cây dâu Cái Tàu mất dần. Gần đây, một số hộ quyết giữ loại cây trồng đặc sản này, bắt đầu khôi phục lại vườn dâu và đã tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc ở vùng rừng U Minh Hạ.
Thời gian qua, các hoạt động du lịch (DL) cộng đồng (CĐ) của tỉnh còn đang trong quá trình phát triển, chủ yếu tại các xã phía Nam TP. Bến Tre, 8 xã ven sông Tiền, huyện Châu Thành, các xã khu vực Làng Văn hóa DL huyện Chợ Lách, xã Thạnh Phú Đông (Giồng Trôm), An Hiệp, Bảo Thuận (Cồn Nhàn), Tân Mỹ (Ba Tri), Tam Hiệp (Bình Đại)… Bên cạnh những yếu tố mới mẻ, đột phá thì thực tế nhìn chung, do nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, năng lực, các hoạt động DLCĐ trên địa bàn tỉnh còn cần được củng cố và tổ chức thực hiện một cách bài bản, hiệu quả hơn.
Du lịch nông thôn, chăm sóc sức khỏe (CSSK) đang dần trở thành xu thế được ưa chuộng hiện nay. Đó cũng là định hướng du lịch mà tỉnh Long An hướng tới trong năm 2023. Kết hợp với chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), du lịch của tỉnh từng bước thu hút và giữ chân du khách bằng chính đặc trưng của địa phương mình.
Sản phẩm du lịch TP. Hà Tiên (Kiên Giang) ngày càng được đầu tư phát triển đa dạng, chất lượng dịch vụ du lịch được củng cố và nâng cao, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của du khách. Từ đó du khách đến Hà Tiên tăng; doanh thu du lịch, dịch vụ du lịch tăng trưởng mạnh, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Từ đầu năm đến nay, lĩnh vực văn hóa, du lịch có nhiều hoạt động nổi bật, tạo đà cho chuỗi hoạt động chào mừng Hậu Giang 20 tuổi.